Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngư Dân Mỹ Á Vào Vụ Ruốc

Ngư Dân Mỹ Á Vào Vụ Ruốc
Ngày đăng: 08/12/2014

Chỉ mới đầu mùa, nhưng những chiếc thuyền cập bến đều chất nặng đầy ruốc tạo nên một không khí tấp nập, phấn khởi cho ngư dân vùng biển Mỹ Á, xã Phổ Quang (Đức Phổ).

Mùa ruốc bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch. Khi những con ruốc theo con sóng ngoài khơi trôi vào bờ, cũng là lúc bà con ngư dân vùng biển bắt đầu  một mùa ruốc. Người khiến ruốc vào bờ, người cân ruốc, người phơi ruốc tạo nên không khí đông vui tấp nập tại vùng biển Mỹ Á trong những ngày qua. Theo các ngư dân, địa điểm đánh bắt là vùng bãi ngang cách bờ 100m, kéo dài 2km.

Mỗi ngày, vào 5 giờ sáng vùng biển Mỹ Á đã có rất đông người đứng chờ những chiếc thuyền khai thác ruốc cập bến để thu mua ruốc. Thuyền của ngư dân Từ Văn Hải cập bến đầu tiên, hàng chục người vây quanh để mua ruốc. Một ngày, thuyền anh Hải đi được 4 chuyến, thu về  hơn 500kg ruốc tươi.

Trừ mọi chi phí, mỗi lần đi anh chia cho 7 bạn thuyền, mỗi người được 700 nghìn đồng. “Những ngày qua ruốc nhiều vô kể. Trung bình một ngày thu về 12 triệu đồng, cá biệt vừa rồi có chuyến trúng đậm đến gần 30 triệu đồng”, ngư dân Từ Văn Hải, phấn khởi kể.

Điều làm ngư dân vùng biển Mỹ Á phấn khởi là ruốc năm nay không những được mùa mà còn trúng giá. Hiện nay, giá ruốc tươi là 40 nghìn/kg. Bà Nguyễn Thị Hương ở thôn Hải Tân, xã Phổ Quang, đang bưng giỏ ruốc tươi rói trên thuyền vừa mới cập bến, không giấu được niềm vui: “Hôm nay tôi mua được 50kg ruốc. Một ít tôi đem phơi, số còn lại thì đem ra chợ bán. Nếu nắng tốt thì phơi chừng 3 – 4 tiếng đồng hồ là khô. Mong rằng thời tiết thuận lợi để mùa ruốc kéo dài, chúng tôi có cái Tết đầy đủ hơn”. 

Hiện tại, ở vùng biển Mỹ Á có hàng chục chiếc thuyền công suất loại vừa tham gia đánh bắt gần bờ, mỗi ngày  thu về hàng chục triệu đồng.

Nguồn bài viết: http://baoquangngai.vn/channel/2025/201412/ngu-dan-my-a-vao-vu-ruoc-2356541/


Có thể bạn quan tâm

Tôm Chết, Nông Dân Mất Vốn Tôm Chết, Nông Dân Mất Vốn

Tôm chết, nhiều hộ nông dân tại các tỉnh ĐBSCL “cụt” vốn sản xuất ngay những ngày đầu vụ 2012. Tuy nhiên, các ngành chức năng đều cho rằng, tại nông dân làm trái lịch khuyến cáo nên phải... tự chịu trách nhiệm.

13/04/2012
Làm Mạ Tập Trung Cấp Cho Nông Dân Làm Mạ Tập Trung Cấp Cho Nông Dân

Tại các huyện Văn Yên, lực lượng khuyến nông cơ sở, thanh niên tình nguyện đã tổ chức gieo mạ tập trung. Các sân trường, nhà văn hóa…được tận dụng làm nơi gieo mạ.

13/07/2012
Thí Nghiệm Thuốc Kích Thích Tăng Trưởng: Giữa Tháng 4 Sẽ Có Kết Quả Cuối Cùng Thí Nghiệm Thuốc Kích Thích Tăng Trưởng: Giữa Tháng 4 Sẽ Có Kết Quả Cuối Cùng

Việc khảo nghiệm được thực hiện đối với rau cải xanh ở 3 miền Bắc, Trung, Nam và rau xà lách ở miền Bắc. Dự kiến khoảng giữa cuối tháng 4/2008 sẽ có kết quả cuối cùng. Xung quanh vấn đề này, NNVN đã có cuộc trao đổi với TS Bùi Sĩ Doanh, Phó Cục trưởng Cục BVTV.

13/07/2012
Kinh Nghiệm Tiêm Sắt Cho Lợn Con Kinh Nghiệm Tiêm Sắt Cho Lợn Con

Nguồn cung cấp sắt cho lợn con giai đoạn này chủ yếu là từ sữa mẹ, trong khi đó sữa mẹ chỉ đáp ứng được 10-30% lượng sắt cơ thể cần, lợn con càng lớn, sự thiếu hụt sắt càng cao, do vậy việc bổ sung sắt cho lợn giai đoạn này rất cần thiết.

13/07/2012
Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp: Dân Không Mặn Mà Tham Gia Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp: Dân Không Mặn Mà Tham Gia

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện thí điểm từ ngày 1-7-2011. Tuy nhiên, đến nay sau gần 1 năm thực hiện, các hộ dân vẫn không mặn mà tham gia chính sách này. Nguyên nhân chính thì ngoài lý do chi phí cao, người nông dân còn cho rằng cơ chế thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý. Sau đây là ghi nhận của nhóm PV Thời sự Kênh truyền hình Nông nghiệp- Nông thôn VTC16 tại Bắc Ninh.

14/04/2012