Ngư Dân Mang Lộc Biển Về Đất Liền

Sau gần một tháng trời lênh đênh, đón giao thừa trên biển, hàng chục tàu cá của ngư dân Phú Yên đã tấp nập về bến ngày 24-1 (mùng 2 tết, mang theo “lộc biển” đầu năm: hàng trăm tấn cá ngừ đại dương.
Trong hai ngày đầu năm mới, tại cảng cá phường 6 và Đông Tác (TP Tuy Hòa, Phú Yên) hàng trăm tàu câu cá ngừ đại dương lần lượt vào bến, mang theo gần 100 tấn cá ngừ đại dương. Bình quân mỗi tàu đánh bắt được 20-30 con, tương đương 1-1,5 tấn/tàu.
Ngư dân Trần Văn Xếp (phường 6, TP Tuy Hòa) phấn khởi cho biết: “Gia đình tôi có hai tàu, hiện đã có một tàu vào bến. Với hơn 1,5 tấn cá đánh bắt được trong chuyến đầu tiên trong năm, tôi thu lãi gần 100 triệu đồng. Đây là số tiền rất có ý nghĩa trong ngày đầu năm. Chiếc thứ hai đang trên đường về còn “thắng” hơn chiếc này".
Cùng chung niềm vui với ông Xếp, ông Mai Thanh Minh chủ tàu PY-92628 TS cho hay: “Tàu tôi đi chuyến này mất gần một tháng và câu được hơn 1,5 tấn cá ngừ đại dương. Hiện cá ngừ xuất hiện nhiều, tôi dự tính cho anh em nghỉ ngơi, chơi tết vài ngày và chuẩn bị vật tư, lương thực thực phẩm cho một chuyến sắp tới, không bỏ lỡ cơ hội”.
Theo bà Nguyễn Thị Xinh, chủ doanh nghiệp tư nhân thu mua cá ngừ Khải Vỹ, chỉ riêng ngày mồng 2 tết, đã mua được gần 10 tấn cá loại một, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu và khoảng 10 tấn loại hai cung cấp các doanh nghiệp chế biến trong nước.
Để giải phóng nhanh tàu cho ngư dân, doanh nghiệp đã huy động tối đa nhân công và bốn xe đông lạnh, cấp tốc cân, vận chuyển cá để bà con tranh thủ thời gian ăn tết, sớm quay lại biển.
“Trong hai ngày đầu năm, doanh nghiệp của tôi đã nhập gần 20 tấn cá ngừ đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Số cá trên đã được chuyển đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố trong nước”, ông Lê Văn Lợi, chủ doanh nghiệp thu mua cá ngừ Lợi Anh cũng cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Tại hội nghị tổng kết dự án “Ứng dụng hệ thống chất lượng xây dựng vùng sản xuất nhãn xuồng đạt tiêu chuẩn VietGAP tại xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc” diễn ra hôm 4-12, hầu hết ý kiến của các đại biểu đều cho rằng, nếu dự án này được triển khai rộng rãi thì người dân sẽ được lợi nhiều mặt.

Ngoài ra, để góp phần vào sự phát triển bền vững của lĩnh vực nông nghiệp, các ngành hữu quan đã xây dựng nhiều mô hình quản lý rầy nâu bằng biện pháp sinh học kết hợp công nghệ sinh thái, mô hình sản xuất lúa sử dụng phân hữu cơ...

Theo kế hoạch, vụ Đông Xuân 2013-2014 bắt đầu triển khai xuống giống trà 1 vào ngày 25/12. Thế nhưng, nhiều nông dân huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam vẫn loay hoay với nỗi lo thiếu giống và tình hình vật tư nông nghiệp tăng cao.

Thời gian gần đây, cây mít Thái được trồng ở huyện Chơn Thành (Bình Phước) bị bệnh sâu đục trái, gây thối nhũn làm giảm năng suất, chất lượng trái. Đồng thời giá mít rớt mạnh gây thiệt hại nặng về kinh tế cho nông dân.

Thời điểm này, người dân trong tỉnh Bình Phước đang vào mùa thu hoạch mì nhưng giá lên xuống thất thường đang là nỗi lo của nhiều nông dân. Hiện giá mì tươi chỉ khoảng 1.200-1.300 đồng/kg, thấp hơn so với mọi năm từ 300-500 đồng/kg.