Xây Dựng Mô Hình Canh Tác Lúa Giảm Phát Thải Khí Nhà Kính

Ngày 19/8, Trường Đại học Thủy Lợi phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xây dựng mô hình canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính bằng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu.
Hội thảo đã thu hút các giáo sư, tiến sĩ đến từ các Trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội; Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh; cán bộ nông nghiệp và nông dân trong tỉnh tham gia.
Bên cạnh đánh giá lại ảnh hưởng của mô hình canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính bằng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước; Hội thảo còn nhằm mục đích tạo điều kiện cho các cán bộ nông nghiệp và nông dân tham quan mô hình thực tế, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật tưới tiết kiệm nước.
Ngoài ra, bà con và cán bộ nông nghiệp địa phương cũng được nghe các chuyên gia đến từ các trường đại học thuyết trình về các chuyên đề biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp, giải pháp ứng phó; ảnh hưởng biện pháp canh tác đến tính chất và độ phì nhiêu của đất cũng như kết quả nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật tưới lúa tiết kiệm, giảm phát thải khí nhà kính.
Tại hội thảo, các đại biểu còn được tham quan “Mô hình canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính bằng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước” do Trường Đại học Thủy Lợi thực hiện tại Trại Giống cây trồng huyện Long Phú với diện tích 1,5 ha. Đây cũng là một trong hai mô hình về xây dựng canh tác lúa giảm khí thải nhà kính được thực hiện tại Sóc Trăng; mô hình thứ hai được thực hiện tại huyện Ngã Năm với diện tích 2 ha.
Tiến sĩ Nguyễn Việt Anh (Trường Đại học Thủy Lợi) cho biết, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước là biện pháp quản lý nước mặt ruộng hợp lý để giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm nước. Vấn đề xâm nhập mặn, hạn hán, thiếu nước đã và đang nóng lên. Ở Việt Nam, lượng phát thải khí nhà kính khu vực nông nghiệp chiếm hơn 43% tổng lượng phát thải khí nhà kính, trong đó khu vực trồng lúa có nguồn phát thải lớn nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ngập nước liên tục trên ruộng và bón phân hữu cơ làm tăng phát thải lượng Mêtan (CH4). Việc đánh giá và ứng dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước có tính khả thi cao, góp phần cải thiện đời sống của người nông dân Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 19/5/2014, tại Hà Nội, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản đã phối hợp, tổ chức buổi làm việc giữa một số đơn vị trực thuộc Tổng cục Thủy sản và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) để tham vấn ý kiến các đơn vị về ý tưởng dự án “Nghiên cứu hỗ trợ giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam”.

Để bảo đảm phát triển ổn định, ngành nông nghiệp của thị xã đã chuyển dịch theo hướng quy hoạch vùng ngành, như quy hoạch vườn cây ăn trái đặc sản hay phát triển nông nghiệp đô thị gắn với chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng có hiệu quả.

Vụ biểu tình quá khích vừa rồi ở Bình Dương và một số tỉnh ĐNB đã có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu thụ một số mặt hàng nông sản, nhất là trứng gia cầm.

Trong những năm gần đây, thời tiết khá thuận nên những chuyến biển, vươn khơi ở 2 vụ cá bấc – nam đều đạt như mong đợi. Thông thường mọi năm bắt đầu vào mùa nam từ tháng 4 đến tháng 9 gió thổi mạnh, nhưng đặc biệt năm nay vẫn chưa có dấu hiệu thổi mạnh, vậy nên mùa cá nam sẽ đến chậm hơn.

Ông Hoàng Văn Tuấn, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, năm nay tỉnh được phân bổ nguồn kinh phí 15 tỷ đồng để đầu tư, bảo vệ và phát triển rừng trồng.