Ngư Dân Kiếm Hàng Chục Triệu Mỗi Đêm Từ Tôm Hùm Giống

Liên tục trong những ngày qua, người dân ở xã An Ninh Đông, huyện Tuy An (Phú Yên) hành nghề lưới mùng đã trúng đậm tôm hùm giống.
Theo ngư dân Lê Văn Ý, ở vùng 6, xã An Ninh Đông, tôm hùm giống xuất hiện nhiều tại vùng biển Gành Đá Đĩa. Trong một đêm, ngư dân có thể bắt được từ 100 - 200 con, với giá mua hơn 370.000 đồng/con, thu nhập từ 37 - 64 triệu đồng/đêm. Theo ông Ý, có ngư dân còn bắt được hơn 1.000 con trong một đêm.
Cũng theo ngư dân, do trúng đậm nên giá tôm hùm giống hiện đã giảm còn 250.000 đồng/con. Vì giá hạ nên nhiều ngư dân đã không bán mà để lại nuôi.
Nghề đánh bắt tôm hùm giống ven bờ, phụ thuộc vào lượng tôm sinh sản trong năm. Trong khi, nhu cầu tôm giống cung cấp cho vùng nuôi tôm ở Sồng Cầu, Phú Yên và các tỉnh lân cận khá lớn.
Có thể bạn quan tâm

Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp Bình Thuận (ACP) vừa phối hợp với Công ty Cổ phần thương mại và sản xuất (CPTM&SX) Thái Việt Mỹ, hội thảo về ứng dụng chế phẩm sinh học Chitosan trong sản xuất thanh long. Đây là chuyên đề thuộc hợp phần A dự án ACP Bình Thuận, về tăng cường công nghệ nông nghiệp.

Hiện nay, người dân các tỉnh Tây Nguyên đang tiến hành thu hoạch sắn niên vụ 2011-2012. Niên vụ trước do giá sắn trên thị trường tăng cao, đã thu hút đông đảo người dân ở Tây Nguyên đổ xô trồng loại cây này, bất chấp sự khuyến cáo của các cơ quan chức năng. Nong nghiep, nong thon, nha nong, nong dan, khuyen nong

Những năm qua, việc mở rộng diện tích vải thiều sạch an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ngày càng được các cấp, các ngành và người dân trồng vải ở Lục Ngạn (Bắc Giang) quan tâm. Mặc dù sản phẩm vải thiều VietGAP chưa có thị trường tiêu thụ riêng nhưng sản xuất vải thiều VietGAP đã và đang trở thành xu thế tất yếu ở "kinh đô" vải thiều Lục Ngạn…

Tháng 5 trời nắng gắt, cá mú con vào rạn khá dày. Ngư dân vùng Gành Rái, xã Chí Công (Tuy Phong - Bình Thuận) được dịp giăng bẫy bắt mú con, thu nhập nhờ đó mà tăng khá.

Không biết chính xác hẹ được trồng từ khi nào, nhưng trong vài năm trở lại đây, nhiều nhà nông ở các vùng chuyên canh màu của Sóc Trăng như Đại Tâm, Tham Đôn (huyện Mỹ Xuyên), Phú Mỹ (huyện Mỹ Tú) đã vươn lên khá giàu, ổn định được kinh tế gia đình từ loại cây này. Bên cạnh nguồn lợi từ cây lúa và chăn nuôi thì trồng hẹ được xem là mô hình trồng màu đạt thu nhập cao, bền vững của những hộ nông dân Khmer vùng này.