250ha lúa ở Quảng Bình bị chuột phá hoại

Tuy nhiên, sau khi thu hoạch lúa tái sinh, các địa phương không tổ chức diệt chuột nên chuột có nơi trú ngụ, cộng với nguồn thức ăn dồi dào trên ruộng tạo điều kiện cho chuột sinh sản nhanh, tích lũy lớn về số lượng. Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Bình, diện tích lúa có chuột hại trên toàn tỉnh tính đến thời điểm này khoảng trên 250ha. Chuột phát sinh gây hại ở hầu hết các địa phương, đặc biệt gây hại nặng ở các diện tích lúa hè - thu tiếp giáp với vùng lúa tái sinh của các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Bố Trạch...
Để diệt chuột hiệu quả, các cán bộ kỹ thuật của Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết, biện pháp diệt chuột thủ công là hữu hiệu nhất: Tổ chức đào bắt, dùng chó săn bắt, phá hang ổ chuột, dùng hàng rào nylon bao vây và đào hố bẫy chuột. Sử dụng các loại thuốc sinh học, hoá học như: Biorat, Rat K 2%D... để làm bả diệt chuột.
Có thể bạn quan tâm

Theo kế hoạch dự án, đàn bò sữa của tỉnh Sóc Trăng sẽ tăng từ 4.700 con lên 17.800 con, sản lượng sữa từ 6.000 tấn/năm hiện nay lên 23.000 tấn/năm. Để có kết quả như vậy, không chỉ ở các vùng trọng điểm, các địa phương khác cũng sẽ phát triển mô hình này và huyện Long Phú là vùng rất có tiềm năng.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, trong 82 trang trại chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh có đến 53 trại chăn nuôi gia công; số lượng chăn nuôi theo quy mô trang trại chiếm khoảng 51% (với số lượng trên 1,6 triệu con) trong tổng số đàn gia cầm của tỉnh.

Lộc Ninh (Bình Phước) hiện có 3.648 ha tiêu, chiếm khoảng 30% diện tích, gần 40% sản lượng của cả tỉnh. Theo kế hoạch, trong năm 2014, năng suất vườn tiêu ở Lộc Ninh đạt khoảng 32,25 tạ/ha. Để hoàn thành kế hoạch sản lượng 10.929 tấn, Lộc Ninh đang thực hiện ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nhất là trong thời điểm hiện nay - thời kỳ các vườn tiêu đang ra hoa, đậu trái.

Ngoài ra, thời điểm này, nhiều loại trái cây như: chôm chôm, thanh long, xoài... cũng đang vào mùa thu hoạch rộ với giá bán khá thấp, làm ảnh hưởng đến giá trái cóc, nhất là khi thời gian qua có nhiều nhà vườn đã phát triển diện tích trồng làm nguồn cung cóc trái tăng.

Những năm gần đây, cam mật, cam xoàn ít bị bệnh, năng suất cao nên nhà vườn đang khôi phục và mở rộng diện tích trồng cây này. Hiện toàn huyện trồng khoảng 300ha cây cam mật, cam xoàn. Mỗi công cam cho thu nhập từ 10-50 triệu đồng sau khi trừ chi phí.