Ngư Dân Kiếm Hàng Chục Triệu Mỗi Đêm Từ Tôm Hùm Giống

Liên tục trong những ngày qua, người dân ở xã An Ninh Đông, huyện Tuy An (Phú Yên) hành nghề lưới mùng đã trúng đậm tôm hùm giống.
Theo ngư dân Lê Văn Ý, ở vùng 6, xã An Ninh Đông, tôm hùm giống xuất hiện nhiều tại vùng biển Gành Đá Đĩa. Trong một đêm, ngư dân có thể bắt được từ 100 - 200 con, với giá mua hơn 370.000 đồng/con, thu nhập từ 37 - 64 triệu đồng/đêm. Theo ông Ý, có ngư dân còn bắt được hơn 1.000 con trong một đêm.
Cũng theo ngư dân, do trúng đậm nên giá tôm hùm giống hiện đã giảm còn 250.000 đồng/con. Vì giá hạ nên nhiều ngư dân đã không bán mà để lại nuôi.
Nghề đánh bắt tôm hùm giống ven bờ, phụ thuộc vào lượng tôm sinh sản trong năm. Trong khi, nhu cầu tôm giống cung cấp cho vùng nuôi tôm ở Sồng Cầu, Phú Yên và các tỉnh lân cận khá lớn.
Có thể bạn quan tâm

Niên vụ 2014-2015 Tân Châu có trên 6.800 ha mía, theo trạm bảo vệ thực vật Tân Châu, diện tích cây mía bị sâu đục thân gây hại tính đến nay là gần 1.000ha, trong đó xã Tân Hưng có trên 240 ha, xã Tân Thành gần 200 ha, xã Suối Dây trên 160 ha…. Tỷ lệ nhiễm từ 5-15%.

Để nâng cao thu nhập cho nông dân, vụ xuân năm 2014, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Nam Định đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Nghĩa Hưng mở rộng mô hình chuyển đổi đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng dưa lê với quy mô 5ha tại xã Nghĩa Thành (Nghĩa Hưng).

Còn gần 2 tháng nữa vụ thu hoạch mía 2014 – 2015 bắt đầu, trong khi ngành mía đường cả nước nói chung và Tây Ninh nói riêng đang gặp khó khăn do giá đường xuống thấp, sản phẩm đường sản xuất ra khó tiêu thụ, tồn kho tăng cao… Thì hiện nay, người trồng mía Tây Ninh phải lao đao vì sâu bệnh tấn công.

Nắng nóng kéo dài, ít mưa, cộng với nguồn nước kinh không tốt đã gây khó khăn cho việc xuống giống cũng như sự phát triển của cây lúa vào đầu vụ hè thu ở vùng Ngọt hóa Gò Công. Một số diện tích lúa bị thiệt hại trắng; hàng trăm ha lúa trong vùng phải xuống giống trễ hơn so với lịch thời vụ.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Trà Vinhh phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai dự án trồng thử nghiệm 1.134 cây bần chua trên diện tích 4,2 công tại bờ biển xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải với kinh phí 445 triệu đồng. Đề tài thử nghiệm trồng bần chua tại xã Hiệp Thạnh đã được sự đồng thuận và hưởng ứng của bà con ven biển, bởi loài cây có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trên những bãi bùn, đất mềm.