Ngư dân đầm Thủy Triều được mùa hải sâm

Ông Nhành bên số hải sâm do gia đình tự nuôi
Tại đìa nuôi hải sâm của ông Nguyễn Nhành nằm trên đầm Thủy Triều, ngoài hải sâm mua lại của người dân đánh bắt ven đầm cộng với số hải sâm mà gia đình ông tự mò bắt được, đến nay đìa ông đã nuôi khoảng 15.000 con đang phát triển tốt sau hơn 4 tháng nuôi.
Tuy nhiên, nỗi lo lớn nhất của người nuôi hải sâm là chưa có được đầu ra ổn định, giá cả bấp bênh, luôn bị tư thương mua ép giá (từ 2 - 4 ngàn đồng/con).
Nguyện vọng của người nuôi hải sâm là mong muốn có được đầu ra ổn định để họ yên tâm.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của các địa phương, trong 7 tháng đầu năm 2015, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là trên 21.000ha, gây tổn thất lớn về kinh tế của người nuôi và ngân sách nhà nước; người nuôi còn lạm dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trong phòng, chống, trị bệnh cho tôm dẫn đến một số nước đã ngừng hoặc cảnh báo tôm Việt Nam có dư lượng kháng sinh vượt giới hạn cho phép.

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa ra phán quyết sơ bộ mức thuế chống bán phá giá lần thứ 11 (POR11) đối với cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam vào thị trường này trong giai đoạn 1/8/2013 đến 31/7/2014.

Ngày 3-9, Đoàn kiểm tra của Chi cục Thú y Đồng Nai đã kiểm tra đột xuất trang trại nuôi heo Tuyết An tại xã Tân An (huyện Vĩnh Cửu).

Anh Dư Văn Hai – chủ trang trại chăn nuôi dúi, xã Minh Quang (Tam Đảo - Vĩnh Phúc) không chỉ được người dân địa phương biết đến mà nhiều nhà hàng lớn ở Vĩnh Phúc và các tỉnh, thành lân cận như: Hà Nội, Tuyên Quang, Phú Thọ... biết tiếng. Với quy mô chăn nuôi lên đến hàng nghìn con, trang trại của anh Hai được Hội Các ngành sinh học Việt Nam (Bộ Công thương) và Bộ NN&PTNT nhiều lần tới tham quan.

Phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên đất, nhiều nông dân ở huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã mạnh dạn chuyển đổi tìm hướng đi mới trong sản xuất, đó là chăn nuôi bò sữa, mang lại hiệu quả kinh tế cao.