Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ

Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ
Ngày đăng: 07/09/2015

Nguyên nhân do một số địa phương chậm hoặc chưa phê duyệt và cấp kinh phí triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản. Cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa được đầu tư đúng mức, tình trạng nuôi thâm canh đan xen với nuôi quảng canh dẫn đến khó kiểm soát dịch bệnh. Chưa thực hiện đồng bộ các giải pháp nuôi thủy sản an toàn dịch bệnh, nhiều cơ sở sản xuất tôm giống dương tính với các loại mầm bệnh,…

Để khắc phục tồn tại trên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nuôi tôm nước lợ chỉ đạo thực hiện báo cáo công tác thú y thủy sản, thực hiện quan trắc cảnh báo môi trường; giám sát dịch bệnh tại cơ sở sản xuất tôm giống và nuôi tôm xuất khẩu; kiên quyết tiêu hủy lô tôm giống dương tính với bệnh phải công bố dịch, đình chỉ hoạt động và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với cơ sở sản xuất tôm giống vi phạm nhiều lần.

Tại các vùng trọng điểm cần bố trí mỗi huyện có ít nhất 3 nhân viên thú y thủy sản, mỗi xã có 1 nhân viên thú y thủy sản. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại vật tư trong nuôi tôm (con giống, thức ăn thủy sản, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học…) và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu Cục Thú y tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các địa phương thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tổ chức giám sát và xử lý dịch bệnh tại các cơ sở sản xuất tôm giống, nuôi tôm xuất khẩu. Tổng cục Thủy sản phối hợp với Trung tâm khuyến nông Quốc gia tuyên truyền và hướng dẫn các địa phương quy trình nuôi tôm an toàn dịch bệnh.

Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có trách nhiệm phối hợp với Cục Thú y và Hiệp hội chế biến thủy sản xuất khẩu để tháo gỡ khó khăn, rào cản kỹ thuật ảnh hưởng đến xuất khẩu, tổ chức thực hiện “nói không với tạp chất”.


Có thể bạn quan tâm

Giàn Mướp Cho Trái Dài... Hơn 1,3m Giàn Mướp Cho Trái Dài... Hơn 1,3m

Cách đây gần 2 tháng, anh Tân được người bà con cho một số hạt mướp về trồng (giống mướp thường). Sau khi mang về trồng, cây mướp lớn và nở hoa bình thường. Tuy nhiên, khi ra trái, càng lớn thì trái mướp càng dài ra bất thường. Hiện, anh Tân đang để lại trái giống dài hơn 1,3m, đồng thời cũng muốn xem chiều dài tối đa của trái mướp.

01/07/2014
Chỉ Tàu Sắt Chưa Đủ Chỉ Tàu Sắt Chưa Đủ

Chuyển đổi tàu gỗ sang tàu sắt là việc cần làm nhưng chỉ đóng tàu sắt thì chưa đảm bảo ngư dân sẽ thành công trong khai thác. TS Nguyễn Thị Hồng Minh

12/06/2014
Mát Tay Trồng Bưởi Diễn Mát Tay Trồng Bưởi Diễn

Ban đầu, ông mua 50 cây bưởi Diễn về trồng. Do chưa nắm được kỹ thuật, cách chăm sóc, ông tự tìm hiểu qua sách, báo, xem ti vi và tích cực học hỏi các chủ vườn khác. Nhờ vậy, sau ba năm, do áp dụng đúng quy trình, vườn bưởi Diễn sinh trưởng tốt, cho thu hoạch loạt quả đầu tiên, bán được hơn 10 triệu đồng.

01/07/2014
Xây Dựng Nông Thôn Mới Vốn Ưu Đãi Cần Đến Với Dân Nhiều Hơn Nữa Xây Dựng Nông Thôn Mới Vốn Ưu Đãi Cần Đến Với Dân Nhiều Hơn Nữa

Bên cạnh đó, nhận thức về xây dựng NTM ở các địa phương thời gian qua được nâng lên nên việc chỉ đạo các mặt ở nông thôn được dễ dàng hơn nhờ có chỉ tiêu, định lượng cụ thể hơn; bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. Nhưng để hoàn thành việc xây dựng NTM, đòi hỏi lãnh đạo và người dân huyện Cần Giờ phải nỗ lực và quyết tâm nhiều hơn nữa.

12/06/2014
Bưởi Vụ Nghịch Giá Cao Bưởi Vụ Nghịch Giá Cao

Ở Đồng Tháp, mặc dù các loại trái cây như: vải, chôm chôm, nhãn, thanh long giá đang ở mức thấp, nhưng giá bưởi lại tăng cao. Hiện tại giá bưởi đang tăng từ 3.000 - 6.000 đồng/kg so với 1 tháng trước. Cụ thể bưởi da xanh loại 1 thương lái mua tại vườn giá dao động từ 45.000 - 56.000 đồng/kg; bưởi năm roi giá từ 32.000 - 37.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so cùng kỳ năm rồi.

01/07/2014