Ngư Dân Bình Thuận Trúng Đậm Mùa Cá Cơm Đầu Năm

Từ đầu tháng 2/2014 đến nay, ngư dân Bình Thuận đã đánh bắt được mùa cá cơm bội thu. Sau mỗi chuyến đi biển, thuyền khai thác ít nhất cũng được 2-3 tấn cá, thuyền nhiều hơn lên đến cả chục tấn.
Tại các bến cảng tấp nập tàu thuyền cập bến, trên bờ tấp nập kẻ bán người mua và lao động sơ chế cá. Chỉ tính riêng lực lượng lao động trên bờ có hôm cũng lên đến hàng trăm người, trong đó chủ yếu là phụ nữ tham gia gánh cá và sơ chế cá cho các cơ sở chế biến.
Bình Thuận có hai cảng chính là cảng Phan Thiết và La Gi. Hàng ngày có khoảng vài chục thuyền chở theo hàng trăm tấn cá cơm cập cảng. Theo các thương lái, giá cá cơm hiện từ 15.000-18.000 đồng/kg; trung bình mỗi chuyến đi biển các tàu thu nhập khoảng 80 triệu đồng.
Theo các ngư dân địa phương, cá cơm sau khi khai thác được bảo quản bằng muối hột và nước đá, bỏ vào khoang tàu cho đến khi tàu cập bến, thường khoảng 10 ngày, có khi lâu hơn vì khai thác trúng luồng cá. Với những tàu loại nhỏ, khai thác gần bờ thì mang sản phẩm vào bờ trong ngày.
Sau đó, cá cơm được chủ doanh nghiệp chuyên sản xuất mặt hàng này chở vào nhà xưởng, qua vài công đoạn làm sạch, cá được mang vào lò hấp sau đó phơi khô (nếu trời nắng tốt) hoặc chuyển qua lò sấy (thời tiết xấu) để sơ chế.
Không chỉ dân khai thác hồ hởi mà ngay cả những người lao động nhàn rỗi cũng có thêm nguồn thu ổn định vào thời điểm cá cơm trúng đậm. Nghề hấp và phơi cá cơm tại Phan Thiết cũng sôi động hẳn, nhiều thương lái đến thu mua để xuất khẩu đi các nước.
Theo đánh giá, chất lượng cá cơm Phan Thiết đáp ứng được yêu cầu khắt khe của nhiều nước.
Có thể bạn quan tâm

Giá trái thanh long hiện nay đang ở mức cao “kỷ lục”, chưa năm nào người dân chong đèn thanh long nhiều lần như hiện nay. Hộ chong ít nhất đến thời điểm này là 2 lần, còn nhiều thì lên đến 4 lần trên cùng một diện tích thanh long.

Theo các nông dân trồng ổi tại Đồng Nai, hiện giá ổi xá lị được thương lái đến thu mua tại vườn ở mức 7 ngàn đồng/kg, cao hơn từ 2-3 ngàn đồng/kg so với cùng thời điểm năm ngoái.

Nhiều năm liền, anh Lê Thanh Hải ở ấp 8, xã Long Trung, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) chủ động xử lý sầu riêng ra hoa nghịch vụ khắc phục tình trạng "được mùa, thất giá", góp phần nâng cao mức sống gia đình.

Nhắc đến sản vật của vùng đất Đông Triều (Quảng Ninh), ngoài nếp cái hoa vàng còn có na dai. So với sản phẩm cùng loại ở những nơi khác, na dai Đông Triều có đặc trưng riêng, như: Quả to; vỏ mỏng, bóng, có màu vàng khi chín; vị ngọt đậm, mùi thơm; không cát. Và đây cũng chính là những lợi thế để na dai Đông Triều có được chỗ đứng trên thị trường.

Hiện tượng hành ra hoa rất hiếm. Ca dao có câu: Bao giờ cho chuối có cành / cho sung có nụ, cho hành có hoa / Bao giờ chạch đẻ ngọn đa / sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình...