Ngư dân Bình Định nhận công nghệ ngư cụ hiện đại của Nhật Bản

Sáng 31.10 tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dự lễ giao nhận công nghệ và ngư cụ khai thác cá ngừ đại dương của Nhật Bản cho ngư dân Bình Định do UBND tỉnh Bình Định phối hợp cùng cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Hội hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai tổ chức.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bắt tay và thăm hỏi ngư dân.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Kato - Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật-Việt tại Sakai nhấn mạnh, sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Nhật Bản tháng 3.2014, để triển khai những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, Hội Hữu nghị Nhật-Việt tại Sakai đã cử chuyên gia đến Bình Định khảo sát thực tế và bước đầu hỗ trợ 5 hộ dân đầu tiên thí điểm cải thiện quy trình đánh bắt và bảo quản cá ngừ.
Nhờ đó, tháng 8.2014, chuyến hàng cá ngừ đầu tiên ứng dụng công nghệ mới, chất lượng tươi ngon của ngư dân miền Trung đã được xuất sang Nhật Bản, tham gia phiên bán đấu giá và được người tiêu dùng đánh giá cao.
Sau những thành công ban đầu, Hội Hữu nghị Nhật-Việt tại Sakai, JICA quyết định lập dự án, tăng cường hỗ trợ ngư cụ và công nghệ hiện đại đánh bắt cho ngư dân Bình Định, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất.
Ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đánh giá, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong khai thác, xuất khẩu cá ngừ đại dương nhằm nâng cao giá trị sản phẩm là một trong những giải pháp quan trọng trong quá trình tái cơ cấu ngành thủy sản đã và đang được Bộ NN&PTNT phối hợp với các tỉnh, thành trong cả nước triển khai.
Hiện Bộ NN&PTNT đang triển khai đề án thí điểm khai thác, thu mua, chế biến cá ngừ đại dương theo chuỗi tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.
Ông Hồ Quốc Dũng - Chủ tịch UBND Bình Định cho biết đã chỉ đạo ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia thủy sản Nhật Bản hướng dẫn ngư dân áp dụng tốt công nghệ, thiết bị và quy trình khai thác, xử lý, bảo quản sản phẩm...
và động viên bà con ngư dân cần phải quyết tâm và tích cực tham gia dự án.
“Ngư dân chúng tôi xin hứa thực hiện đúng quy trình khai thác và bảo quản cá ngừ đại dương theo hướng dẫn chuyên gia kỹ thuật đến từ đất nước Nhật Bản.
Từ đó sẽ tăng được hiệu quả, chất lượng sản phẩm và nâng cao thu nhập cho ngư dân Bình Định” - ông Nguyễn Văn Việt (chủ tàu cá mang số hiệu BĐ 97244, 400CV) chia sẻ.
Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã động viên, thăm hỏi và tận tay trao những món quà ý nghĩa cho ngư dân Bình Định.
Dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước, đại diện Liên danh Tập đoàn Kato, Công ty Yamada và UBND Bình Định đã ký biên bản giao nhận công nghệ và ngư lưới cụ khai thác cho ngư dân.
Đại diện Sở NN&PTNT Bình Định và đại diện Trường Đại học Kagoshima Nhật Bản đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác về nguyên cứu và phát triển nghề cá bền vững.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trực tiếp trao tặng những món quà ý nghĩa đến với ngư dân Bình Định.
Có thể bạn quan tâm

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là nội dung quan trọng, cốt lõi trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế và xây dựng NTM của tỉnh nhằm xây dựng, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiệu quả và bền vững với năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn.
Giai đoạn đầu mới thành lập, các nông - lâm trường quốc doanh được Nhà nước giao quản lý một lượng lớn diện tích lớn đất rừng, đất sản xuất. Tuy nhiên, khi thay đổi cơ chế quản lý từ bao cấp sang kinh tế thị trường, các nông lâm trường phải tự hạch toán kinh doanh, chuyển thành các công ty nông, lâm nghiệp, sau đó thực hiện cổ phần hóa thì vấn đề quản lý sử dụng đất đã nảy sinh nhiều bất cập, dẫn đến nhiều hệ lụy.

Là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam, Công ty lâm nghiệp Yên Lập (tiền thân là Lâm trường Yên Lập được thành lập từ năm 1963) được giao nhiệm vụ trồng, quản lý, bảo vệ và khai thác rừng sản xuất đáp ứng nguyên liệu ngành giấy, ngoài ra công ty còn tổ chức sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp, chế biến lâm sản...

Vụ chiêm xuân năm nay huyện Hạ Hòa gieo cấy được gần 4.000ha lúa. Hiện lúa sinh trưởng và phát triển tốt, đã trỗ bông chờ ngày thu hoạch. Để bảo vệ sản xuất vụ chiêm xuân và nhằm mục tiêu đạt năng suất, sản lượng cao huyện đã chú trọng việc chỉ đạo chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa. Đặc biệt huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt việc tổ chức chiến dịch diệt chuột tập trung. Đến nay, trên đồng ruộng tình trạng chuột phá hại đã giảm hẳn.

Diễn biến thời tiết bất thường, lũ xuất hiện trái mùa xảy ra cuối tháng 3 vừa qua khiến nông dân dọc vùng sông Vu Gia - Thu Bồn thiệt hại về hoa màu không nhỏ. Chính điều này, buộc ngành trồng trọt phải cơ cấu lại sản xuất, dần bỏ thói quen canh tác theo… kinh nghiệm.