Ngũ Cốc Đồng Loạt Tăng Giá

Các loại ngũ cốc giao dịch trên sàn nông sản Chicago (Mỹ) đều tăng giá nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần này khi những căng thẳng trên thị trường tài chính toàn cầu bắt đầu dịu bớt nhờ thông tin từ châu Âu và nhu cầu tăng tại Mỹ đối với các tài sản có độ rủi ro cao hơn như chứng khoán và hàng hóa.
Một nhà kinh doanh tại sàn thừa nhận rằng những yếu tố bên ngoài thị trường đã tác động đến giao dịch ngũ cốc tại Mỹ trong phiên đầu tuần này. Tại châu Âu, các nhà lãnh đạo khu vực có những bước tiến trong kế hoạch giải quyết khủng hoảng nợ công và động thái này tạo lòng tin cho giới kinh doanh. Tại Mỹ, niềm tin trên thị trường cũng được cải thiện sau khi Công ty nghiên cứu ShopperTrak (có trụ sở tại Chicago) công bố số liệu sơ bộ cho thấy doanh số bán lẻ của Mỹ trong ngày “Thứ Sáu Đen” (ngày mở đầu cho mùa mua sắm vào dịp cuối năm ở Mỹ, năm nay rơi vào ngày 25/11) tăng 6,6% so với năm ngoái - mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2006-2007 - đạt kỷ lục 11,4 tỷ USD.
Giới đầu tư luôn theo dõi sát sao tình hình trong ngày “Thứ Sáu Đen” để “bắt mạch sức khỏe” của nền kinh tế lớn thế giới, nơi hoạt động chi tiêu tiêu dùng đóng góp tới 70% GDP và đây là động lực chủ yếu giúp ngũ cốc Chicago tăng giá. Chốt phiên 28/11, giá ngô giao tháng 12/2011 tăng 8,5 xu (1,4%) lên 5,985 USD/bushel; giá lúa mỳ giao cùng kỳ hạn tăng 0,7% lên 5,93 USD/bushel và giá đậu tương giao tháng 1/2012 cũng tăng 1,3% lên 11,21 USD/bushel.
Trong phiên này, đồng USD yếu đi so với đồng euro, cùng với đà tăng mạnh của thị trường dầu mỏ, chứng khoán và vàng cũng góp phần hỗ trợ thị trường nông sản. Có một thông tin liên quan đến cung-cầu có lợi cho giá đậu tương, đó là việc Trung Quốc có thể mua thêm đậu tương của Mỹ trong năm tới.
(1 bushel ngô và đậu tương = 25,4 kg; 1 bushel lúa mỳ = 27,2 kg)
Có thể bạn quan tâm

“Mấy chú xuống trễ quá, phải cách đây 2 ngày là vui lắm, anh em mới thịt một con heo ăn mừng vụ mùa thành công”, ông Nguyễn Minh Phối, Tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) nuôi cua thương phẩm 2/9, ấp Kinh Lớn, xã Đông Thới, huyện Cái Nước (Cà Mau), nhanh miệng khoe khi chúng tôi vừa đến thăm.

Xã Nhị Mỹ (Cai Lậy, Tiền Giang) hiện mở rộng diện tích sản xuất cá giống lên gần 130 ha mặt nước với sản lượng mỗi năm khoảng 100 triệu con cá giống các loại cung ứng thị trường. Các loại cá giống được sản xuất đại trà tại địa phương gồm tai tượng, trê lai, phi dòng gifl, điêu hồng...

Gần mười ngày nay, cá dìa con xuất hiện nhiều tại vùng dừa ngập mặn xã Cẩm Thanh, TP. Hội An (Quảng Nam). Người dân làng chài Cẩm Thanh cho biết, mỗi ngày họ có thể bắt khoảng một kg cá dìa con (tương đương 1.000 con).

Phong trào nuôi trăn ở Đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển rầm rộ từ năm 1980, nhưng đến năm 1990 thì giá trăn trở nên bấp bênh do xuất khẩu không được thuận buồm xuôi gió, khiến cho nhiều hộ nuôi lao đao, thua lỗ, thậm chí có người còn mang trăn con vào rừng thả bỏ.

Vài năm gần đây, cây quế Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã lấy lại được thế đứng và trở thành một trong 10 đặc sản nổi tiếng của Việt Nam. Đây là tín hiệu vui để cây quế Trà Bồng phát triển, khẳng định thương hiệu, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui ấy là nỗi lo thiếu nguyên liệu.