Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngọt, Mềm Mía Tím Dục Quang

Ngọt, Mềm Mía Tím Dục Quang
Ngày đăng: 29/11/2014

Gần 10 năm qua, nhờ chuyển đổi sang trồng mía tím, người dân thôn Dục Quang, thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên (Bắc Giang) có thu nhập cao.

Đến thôn Dục Quang những ngày này, xe tải tấp nập chở đầy mía tím đi tiêu thụ. Anh Nguyễn Văn Thêm, một trong những chủ hộ có diện tích mía lớn trong thôn cho biết: “Trước đây, với 2 sào ruộng chân vàn cao, luôn thiếu nước, vợ chồng tôi cấy lúa nhưng thường mất mùa. Năm 2003, qua tìm hiểu và trồng thử nghiệm thấy cây mía tím phù hợp với đồng đất, cho hiệu quả kinh tế cao nên tôi quyết định chuyển hẳn sang trồng mía”.

Vụ đầu tiên, gia đình anh thu lãi gần 15 triệu đồng. Nhận thấy nguồn lợi cao từ mía tím, 5 năm sau anh Thêm dồn đổi ruộng còn lại về một khu, mở rộng diện tích trồng tập trung lên 7 sào tại đồng Lưng Vườn.

Từ đó đến nay, mỗi năm gia đình anh thu hoạch khoảng 13 nghìn cây, thu nhập từ 80 đến 100 triệu đồng. Từ mô hình của gia đình anh Thêm, các hộ trong thôn đã chuyển đổi, hiện tổng diện tích trồng mía cả thôn khoảng 11 ha, trung bình mỗi hộ có từ 1 đến 3 sào.

Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây, mía ưa những chân ruộng cao, đất cát pha sẽ cho vị ngọt đậm, mát và mềm. Hom phải to, tươi, mắt mía dày sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. Trước khi trồng, cần ngâm hom xuống nước từ 8 đến 24 giờ để diệt trừ mầm bệnh. Thời vụ trồng mía từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Khi cây phát triển, phải thường xuyên tỉa lá, có biện pháp chống để bảo đảm độ óng, đẹp cho mía. Mía được 8 tháng là bắt đầu cho thu hoạch. Với nhiều gia đình, mía tím được gối vụ liên tục có thể cho thu hoạch quanh năm. Nước mía bổ dưỡng, dùng giải khát, làm đường nên thị trường tiêu thụ thuận lợi. Từ đầu vụ, nhiều thương nhân ở Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương... đến thôn thu mua với giá bán bình quân từ 12-15 nghìn đồng/cây.

Trò chuyện với ông Nguyễn Văn Tân, Trưởng thôn Dục Quang được biết: Thôn có 700 hộ thì hơn 30% chuyên canh trồng mía tím. Nhờ cây mía, nhiều gia đình đã thoát nghèo và có thu nhập cao. Năm tới, thôn tiếp tục vận động người dân chuyển đổi, mở rộng diện tích cây trồng này ở những chân vàn cao.

Nguồn bài viết: http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/134534/ngot--mem-mia-tim-duc-quang.html


Có thể bạn quan tâm

Bệnh rệp sáp bột hồng trên cây sắn đã ổn định Bệnh rệp sáp bột hồng trên cây sắn đã ổn định

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên, từ cuối tháng 8 đến nay, toàn tỉnh không phát hiện thêm diện tích sắn bị bệnh rệp sáp bột hồng (RSBH) lây lan, gây hại.

15/09/2015
Triển vọng từ các giống mì mới Triển vọng từ các giống mì mới

Nhằm đưa các giống mì mới có năng suất cao vào thay thế các giống mì cũ để tăng thu nhập cho người dân, năm 2015, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã triển khai “Dự án ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng mì giống mới KM140 và KM419 tại 2 xã Lơ Ku và Đak Smar.

15/09/2015
Mở rộng mô hình trồng khoai lang Nhật Mở rộng mô hình trồng khoai lang Nhật

Trạm Khuyến nông Châu Phú (An Giang) phối hợp Trạm Bảo vệ thực vật huyện và Công ty Chang Woo Jin (Hàn Quốc) đang vận động nông dân trồng khoai lang Nhật.

15/09/2015
Quy trình kỹ thuật trồng ngô vụ đông trên đất 2 lúa (Phần 2) Quy trình kỹ thuật trồng ngô vụ đông trên đất 2 lúa (Phần 2)

Với cây ngô vụ đông, cần chú ý phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại sau đây: sâu xám, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh sọc lá, bệnh lùn sọc đen...

15/09/2015
Quy trình kỹ thuật trồng ngô vụ đông trên đất 2 lúa (Phần 1) Quy trình kỹ thuật trồng ngô vụ đông trên đất 2 lúa (Phần 1)

Quy trình kỹ thuật này được áp dụng cho khu vực Trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ, trên chân đất sản xuất 2 vụ lúa.

15/09/2015