Ngọt, Mềm Mía Tím Dục Quang

Gần 10 năm qua, nhờ chuyển đổi sang trồng mía tím, người dân thôn Dục Quang, thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên (Bắc Giang) có thu nhập cao.
Đến thôn Dục Quang những ngày này, xe tải tấp nập chở đầy mía tím đi tiêu thụ. Anh Nguyễn Văn Thêm, một trong những chủ hộ có diện tích mía lớn trong thôn cho biết: “Trước đây, với 2 sào ruộng chân vàn cao, luôn thiếu nước, vợ chồng tôi cấy lúa nhưng thường mất mùa. Năm 2003, qua tìm hiểu và trồng thử nghiệm thấy cây mía tím phù hợp với đồng đất, cho hiệu quả kinh tế cao nên tôi quyết định chuyển hẳn sang trồng mía”.
Vụ đầu tiên, gia đình anh thu lãi gần 15 triệu đồng. Nhận thấy nguồn lợi cao từ mía tím, 5 năm sau anh Thêm dồn đổi ruộng còn lại về một khu, mở rộng diện tích trồng tập trung lên 7 sào tại đồng Lưng Vườn.
Từ đó đến nay, mỗi năm gia đình anh thu hoạch khoảng 13 nghìn cây, thu nhập từ 80 đến 100 triệu đồng. Từ mô hình của gia đình anh Thêm, các hộ trong thôn đã chuyển đổi, hiện tổng diện tích trồng mía cả thôn khoảng 11 ha, trung bình mỗi hộ có từ 1 đến 3 sào.
Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây, mía ưa những chân ruộng cao, đất cát pha sẽ cho vị ngọt đậm, mát và mềm. Hom phải to, tươi, mắt mía dày sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. Trước khi trồng, cần ngâm hom xuống nước từ 8 đến 24 giờ để diệt trừ mầm bệnh. Thời vụ trồng mía từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Khi cây phát triển, phải thường xuyên tỉa lá, có biện pháp chống để bảo đảm độ óng, đẹp cho mía. Mía được 8 tháng là bắt đầu cho thu hoạch. Với nhiều gia đình, mía tím được gối vụ liên tục có thể cho thu hoạch quanh năm. Nước mía bổ dưỡng, dùng giải khát, làm đường nên thị trường tiêu thụ thuận lợi. Từ đầu vụ, nhiều thương nhân ở Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương... đến thôn thu mua với giá bán bình quân từ 12-15 nghìn đồng/cây.
Trò chuyện với ông Nguyễn Văn Tân, Trưởng thôn Dục Quang được biết: Thôn có 700 hộ thì hơn 30% chuyên canh trồng mía tím. Nhờ cây mía, nhiều gia đình đã thoát nghèo và có thu nhập cao. Năm tới, thôn tiếp tục vận động người dân chuyển đổi, mở rộng diện tích cây trồng này ở những chân vàn cao.
Nguồn bài viết: http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/134534/ngot--mem-mia-tim-duc-quang.html
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, các đối tượng trên không có biểu hiện hội chứng cúm trên người. Hiện nay, công tác phòng chống dịch bệnh cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm đang được các địa phương ở tỉnh Tiền Giang quan tâm thực hiện. Trong đó chú trọng công tác vệ sinh phòng bệnh, tuyên truyền, hướng dẫn người dân nâng cao ý thức phòng bệnh.

Năng động, chịu tìm tòi, học hỏi… Đặng Nhật Trường, 24 tuổi, ngụ ấp Đông Hòa, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) đã mạnh dạn đột phá khi đưa giống gà Đông Tảo về nuôi ở vùng nông thôn huyện Cờ Đỏ và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này mở ra hướng đi mới cho nhiều thanh niên nông thôn cơ hội vươn lên.

Với ưu điểm tốn ít vốn, dễ bán, nuôi dê trở thành “cứu cánh” của những hộ nghèo không có đất hoặc ít đất sản xuất. Trong điều kiện giá cả thức ăn công nghiệp ngày càng tăng, đầu ra của một số vật nuôi chủ lực bị hạn chế, mô hình chăn nuôi này đang thu hút nhiều gia đình ở nông thôn.

Khoảng đầu năm 2014, tình cờ đi thăm nhà người quen tại huyện Lấp Vò và được tham quan một số mô hình nuôi thỏ thương phẩm đạt hiệu quả tại đây anh quyết định mua 5 cặp thỏ bố mẹ về nuôi. Sau 8 tháng nuôi và nhân giống thành công, anh Nhân đã nâng qui mô đàn thỏ thường xuyên được 160 con, trong số này dao động từ 35 – 45 con thỏ bố mẹ còn lại là thỏ tơ và thỏ con.

Theo anh thì gà sao có sức đề kháng dịch bệnh rất cao nên ít bị hao hụt, ngoài ra rất háo ăn, mau lớn, gà con sau 20 ngày tuổi có thể chuyển từ thức ăn tấm cám sang thức ăn công nghiệp hoặc lúa, bắp. Riêng phần chuồng trại cũng đơn giản không cần kiên cố, chủ yếu làm bằng cây lá để gà có chỗ trú mưa, tránh nắng.