Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngóng nước lũ về để kiếm sống

Ngóng nước lũ về để kiếm sống
Ngày đăng: 23/09/2015

Xã Phú Lộc và Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu) là 2 xã biên giới, vùng sâu và đầu nguồn lũ An Giang, từng được xem là “rốn lũ” của vùng đồng bằng sông Cửu Long; là vùng địa đầu hứng chịu con nước từ thượng nguồn Mekong đổ về. Vào mùa nước nổi, nơi đây bốn bề mênh mông sóng nước...

Vậy mà những ngày này, phóng viên đi dọc theo các tuyến biên giới, ghi nhận nhà nhà ai nấy đã chuẩn bị các dụng cụ khai thác, đánh bắt thủy sản… rồi ngồi ngóng chờ con nước lên để tìm kế sinh nhai.

Anh Buôl bên những chiếc đú chưa đặt được vì nước lũ quá thấp.

Ông Đặng Văn Bén - nông dân ở cụm tuyến dân cư xã Phú Lộc cho hay: “Mấy năm nay nhờ có chỗ ở cao ráo vượt lũ, nhiều nhà nông trong xã đã yên tâm đầu tư nuôi trồng để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Nhiều mô hình làm kinh tế phụ tận dụng thời gian nông nhàn và lợi thế mùa nước đã mang lại hiệu quả lớn không kém làm lúa.

Chẳng hạn như mô hình nuôi lươn, nuôi cá kết hợp trồng rau hay vườn cây ăn trái ngắn ngày. Tuy nhiên, năm nay đến giờ này con nước vẫn còn quá thấp”.

“Rằm tháng Bảy nước nhảy khỏi bờ. Năm nay đã qua rằm hơn tuần lễ rồi mà chẳng thấy nước nôi gì hết, có nước mới mần ăn được. Dân ở đây hổm rày mỏi mòn đợi nước lên” – lão nông Tư Bôn ở Vĩnh Xương tâm tình.

Theo nhiều cư dân vùng đầu nguồn biên giới cho biết, thời điểm này năm ngoái, nước trên đồng đã gần ngang lưng quần, năm nào nước thấp thì cũng đã khỏi đầu gối.

Bà Nguyễn Thị Đẹp chuyên nghề đánh bắt thủy sản mùa nước nổi vùng biên giới Vĩnh Xương, than thở: “Mấy tháng mùa nước này chẳng ai thuê mướn làm gì, chỉ trông chờ lợp lờ, câu lưới kiếm sống, mà nước lép xép kiểu này thì không mần ăn gì được.

Mấy tay lưới tui đã vá xong rồi mà không giăng được; giăng lưới, giăng câu cũng không mà đặt lợp lờ cũng chẳng được luôn”.

Ngồi bên cạnh mấy tay lưới, anh Nguyễn Văn Buôl, ở Vĩnh Xương than ngắn, thờ dài: “Hồi đó tới giờ chưa từng thấy năm nào nước yếu như năm nay. Tôi nuôi lươn, nuôi cá lóc bông cũng nhờ mùa nước, có nước lớn thì mới đặt đú, đặt dớn kiếm mồi cho lươn được.

Mấy cái đú với dớn hổm nay nằm chờ đó, chưa xuống được, nước kiểu này thua rồi”.

Ông Nguyễn Văn Xương - Chủ tịch UBND xã Phú Lộc cho biết: “4 cụm tuyến dân cư vượt lũ cơ bản giải quyết được cho dân trong xã chỗ ở, nhưng cái ăn thì cũng còn phập phồng theo con nước. Nước thấp quá thì dân cũng cần phải được hỗ trợ thêm nữa để chuyển đổi một số mô hình chăn nuôi cho phù hợp”.


Có thể bạn quan tâm

Nâng Cao Chất Lượng Bò Sữa Nông Hộ Nâng Cao Chất Lượng Bò Sữa Nông Hộ

Nguồn cung sữa bò nguyên liệu trong nước mới đáp ứng 30% nhu cầu. Để đáp ứng, mỗi năm phải nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn sản phẩm sữa (kể cả kem), năm 2013 phải chi 1,2 tỷ USD cho việc nhập khẩu này. Vì vậy, nghề nuôi bò sữa được xem là có đầu ra ổn định ngay tại thị trường trong nước.

01/10/2014
Đức Hòa (Long An) Tiêu Hủy 400 Con Gà Đức Hòa (Long An) Tiêu Hủy 400 Con Gà

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đức Hòa (Long An), ngày 26-9-2014, huyện đã tiến hành tiêu hủy 400 con gà của hộ ông Phạm Bá Thước, ấp Lập Điền, xã Tân Mỹ. Đàn gà được ông Thước nhập về nuôi vào ngày 19-9, với số lượng 2.000 con (1 ngày tuổi) có giấy kiểm dịch của Chi cục Thú y Khánh Hòa.

01/10/2014
Heo Bơm Nước Lại Hoành Hành Heo Bơm Nước Lại Hoành Hành

Cách làm này đã đẩy những người kinh doanh thịt heo chân chính, bảo đảm chất lượng trong nhiều tháng qua bị lỗ nặng, thậm chí có người phải phá sản (một số người khác vì miếng cơm manh áo cũng đã phải chuyển sang hình thức bơm nước vào heo để tồn tại).

01/10/2014
Nông Dân U Minh Phấn Khởi Vì Trúng Mùa Khoai Môn Nông Dân U Minh Phấn Khởi Vì Trúng Mùa Khoai Môn

Năm nay nhờ thời tiết thuận lợi nên hầu hết diện tích khoai môn của người dân đều phát triển tốt. Hiện nay bà con đang bước vào vụ thu hoạch, đạt sản lượng khá cao nên người dân hết sức phấn khởi.

01/10/2014
Đắk Lắk Hướng Đến Nâng Cao Chất Lượng Và Giá Trị Cà Phê Buôn Ma Thuột Đắk Lắk Hướng Đến Nâng Cao Chất Lượng Và Giá Trị Cà Phê Buôn Ma Thuột

Với mục tiêu phát triển cà phê bền vững, trong thời gian qua các đơn vị thành viên của Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã hướng hoạt động sản xuất theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và thế giới, nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng và kim ngạch xuất khẩu.

01/10/2014