Ngô Được Mùa Kép

Thời điểm hiện nay, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang vào vụ thu hoạch ngô.
Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh Lạng Sơn trồng trên 14.000ha ngô, tập trung chủ yếu ở các huyện Bắc Sơn, Cao Lộc, Hữu Lũng, Lộc Bình, Đình Lập…Các giống ngô được người dân lựa chọn trồng cho năng suất cao như ngô lai giống 999, 9698, C919, K54. Năng suất bình quân toàn tỉnh ước đạt từ 45 – 50 tạ/ha.
Anh Nguyễn Văn Cận, ở thôn Pác Mạ, xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình là một trong những người đã có nhiều năm gắn bó với cây ngô phấn khởi cho biết: “Vụ xuân này gia đình tôi trồng 7 sào ngô, năng suất đạt trên 50 tạ/ha, với giá bán trên thị trường hiện nay là 6.000 - 7.000 đ/kg, sau khi trừ hết các khoản chi phí cũng thu về hơn 15 triệu đồng”.
Hầu hết diện tích ngô đều được người dân trên địa bàn Lạng Sơn tận dụng trồng trên các chân ruộng một vụ lúa thiếu nước, đất bãi, vườn đồi. Hộ thu thấp nhất một vụ cũng thu được 1 tấn ngô, trị giá khoảng 6- 7 triệu đồng, hộ thu cao nhất được hơn 10 tấn ngô.
Đến nay, bà con trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã thu hoạch được trên 65% diện tích ngô. Do ngô được mùa, được giá, thời tiết lại đang nắng ráo nên các cấp chính quyền đang hướng dẫn bà con tích cực thu hoạch, khẩn trương làm đất gieo trồng vụ ngô thứ 2 trong năm.
Có thể bạn quan tâm

Trong vụ mùa trồng khoai môn cuối năm 2013, đầu năm 2014 thời tiết diễn biến phức tạp khiến cho nhiều diện tích trồng khoai môn của nông dân huyện Vĩnh Linh bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng khi thu hoạch.

Hướng đến SX sạch, nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường và ATVSTP, đó là lợi ích từ mô hình trồng tiêu theo tiêu chuẩn GlobalGAP.

Nhờ đầu tư đồng bộ nhiều khâu nên năng suất và chất lượng dưa hấu ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đã tăng cao so với trước đây.

Theo kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong mẫu dâu tây Đà Lạt mới đây cho thấy, đến thời điểm này, không phát hiện mẫu dâu tây nào có chứa dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng.

Gần 20% trong tổng số diện tích cam sành trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang có nguy cơ bị xóa sổ vì bệnh vàng đầu, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) như hồi chuông cảnh báo trước thực trạng người dân sản xuất còn chạy theo phong trào, phá vỡ định hướng quy hoạch của các cơ quan chuyên môn.