Nghiên cứu tác động môi trường phát triển bền vững nghề nuôi cá lóc

Tổng kinh phí thực hiện đề tài hơn 400 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ năm 2015 - 2016.
Trong đó nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ là 377,5 triệu đồng, vốn Viện Nhiệt đới Môi trường hơn 24 triệu đồng.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 10/2015 đến tháng 6/2016.
Mô hình nuôi cá lóc Định An –Trà Cú
Đề tài nghiên cứu khảo sát, điều tra hiện trạng nuôi cá lóc tại 09 xã, thị trấn trọng điểm nuôi cá lóc:
Định An, Hàm Tân, Đại An, Đôn Xuân, Lưu Nghiệp Anh, An Quảng Hữu, Kim Sơn, Ngãi Xuyên, thị trấn Định An thuộc huyện Trà Cú, huyện Duyên Hải và huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh.
Theo đó, các nhà khoa học, ngành chức năng tập trung điều tra sâu 4 đối tượng của 4 nơi nuôi thuộc 4 qui mô ao khác nhau trong suốt thời gian nuôi để đánh giá vấn đề ô nhiễm môi trường; lấy mẫu phân tích chất lượng nước mặt, nước dưới đất, nước ao nuôi với 03 đợt lấy mẫu cho 04 nơi nuôi gồm các chỉ tiêu:
DO, nhiệt độ (to), pH, N-NH4+, N-NO, P-PO43+, H2S, coliform, màu sắc nước (độ đục), độ mặn, dư lượng thuốc kháng sinh; lấy mẫu phân tích bùn đáy ao nuôi với 01 đợt lấy mẫu cho 04 nơi nuôi vào cuối vụ, gồm các chỉ tiêu: hàm lượng hữu cơ TOC, TN, TP, độ ẩm.
Theo Sở NN&PTNT Trà Vinh: Nghề nuôi cá lóc ở Trà Vinh được hình thành và phát triển mạnh từ năm 2010.
Từ diện tích ban đầu chỉ vài ha, đến nay diện tích nuôi cá lóc ở Trà Vinh đã nâng lên hơn 120 ha, đạt sản lượng bình quân 2.500 tấn/vụ.
Do phát triển tự phát không theo sự khuyến cáo và quy hoạch của ngành nông nghiệp, vì vậy, hệ quả của nghề nuôi cá lóc là ô nhiễm môi trường nước, gây thiệt hại bồi lắng nhiều tuyến kênh thủy lợi phục vụ trồng lúa.
Cá lóc chỉ tiêu thụ thị trường nội địa nên giá cả bấp bênh, nhiều lần nông dân thua lỗ nặng.
Đề tài góp phần tìm ra “lời giải” khắc phục có hiệu quả các vấn đề về môi trường; đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển nghề nuôi cá lóc bền vững trong thời gian tới và những năm tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Dày công cực khổ cả năm trời trồng rau theo quy trình VietGAP, ấy thế mà khi chứng nhận lại không đạt tiêu chuẩn, “Tất cả chỉ tại con gà”.

Sự học hỏi và lòng say mê lao động đã giúp anh Tống Văn Phong (ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) thành công với mô hình trồng cây quýt đường. Mô hình cho thu nhập cao này đã đưa gia đình anh Phong vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu. Nhiều năm liền anh được công nhận nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Huyện Mường Khương là vùng dứa tập trung lớn nhất tỉnh Lào Cai, mỗi năm thu hoạch chừng 12-13 nghìn tấn dứa, trị giá trên 70 tỷ đồng. Năm nay giá dứa giảm mạnh đã khiến nông dân thất thu hàng chục tỷ đồng…

Đến nay, các giải pháp ngăn chặn trước thực trạng tôm chết hàng loạt trên địa bàn tỉnh Trà Vinh vẫn chưa có hiệu quả. Khi các cơ quan chức năng đang loay hoay truy tìm nguyên nhân dẫn đến tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại cho người nuôi tôm hàng trăm tỷ đồng.

Sau 2 năm triển khai thực hiện, Dự án nuôi cá nước ngọt Gò Mèn, xã Đức Lân (Mộ Đức - Quảng Ngãi) đã thu hút 24 hộ dân tham gia với 7/18 ha được chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi cá, cá - lúa cho hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ tăng thu nhập cho nông dân (lãi ròng từ 8 - 12 triệu đồng/vụ), mà cách thâm canh này cũng giúp môi trường nước được cải thiện.