Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghiệm thu mô hình nuôi tôm theo quy trình Viet Gap tại Quỳnh Bảng (Nghệ An)

Nghiệm thu mô hình nuôi tôm theo quy trình Viet Gap tại Quỳnh Bảng (Nghệ An)
Ngày đăng: 03/07/2015

Tôm được hỗ trợ theo mô hình Viet Gap tại đầm ông Hồ Đức Toàn bình quân đạt 85 - 90 con/kg

Đầm tôm được hỗ trợ theo chương trình khuyến nông, khuyến ngư năm nay là của ông Hồ Đức Toàn, ở xóm Học Văn, xã Quỳnh Bảng. Tổng kinh phí hỗ trợ là 80 triệu đồng/mô hình cho đầm có diện tích gần 10.000m2, trong đó trên 5.000m2 ao đầm dùng để nuôi và gần 4.000m2 ao dùng để lắng và xử lý nước. Đối tượng nuôi là tôm thẻ chân trắng. Sau 57 ngày nuôi, với quy trình chăm sóc tôm theo tiêu chuẩn Viet Gap, người nuôi sử dụng các chất vi sinh và hóa chất vệ sinh ao đầm hợp lý theo hướng dẫn, khuyến cáo của cán bộ khuyến nông, tôm thu hoạch đạt tỷ lệ từ 85 - 90 con/kg. Với 5.000m2 ao đầm, ông Toàn thu được trên 5 tấn tôm (năng suất 10 tấn/ha), thu trên 600 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, người nuôi lãi 300 triệu đồng.

Cùng với nghiệm thu mô hình của ông Hồ Đức Toàn, cán bộ khuyến nông tỉnh và huyện tư vấn, hướng dẫn cho chủ đầm Nguyễn Văn Tài, xóm Đồng Văn về chăm sóc tôm

Ngoài mô hình tôm của ông Hồ Đức Toàn, trong chương trình hỗ trợ khuyến nông năm 2015, Trung tâm khuyến nông còn còn hỗ trợ mô hình nuôi tôm của ông Nguyễn Văn Tài, nuôi tại xóm Đồng Văn, xã Quỳnh Bảng nuôi được gần 2 tháng, hiện đang phát triển tốt nhưng chưa đến kỳ thu hoạch. Đại diện Trung tâm khuyến nông tỉnh đánh giá: trong khi nhiều vùng nuôi tôm đang lao đao vì dịch bệnh thì các mô hình tôm do Trung tâm khuyến nông hỗ trợ thành công là tín hiệu đáng mừng; đồng thời, rất cần được ban ngành và nuôi tôm tìm hiểu, học tập để rút kinh nghiệm nhân rộng cho vụ tôm năm tiếp theo.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi lợn trên đệm lót sinh học Nuôi lợn trên đệm lót sinh học

Ở vùng đất bãi ngang khó khăn Hải Ninh (H.Quảng Ninh, Quảng Bình), gia đình anh Đỗ Văn Tùng đã mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi lợn thịt trên đệm lót sinh học và đạt được những thành công bước đầu.

30/07/2015
Đức, Úc giúp Việt Nam bảo tồn hệ sinh thái ven biển Đức, Úc giúp Việt Nam bảo tồn hệ sinh thái ven biển

Ngày 29.7, đại diện Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) cho biết tổ chức này cùng với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn vừa ký thực hiện hai chương trình hợp tác là Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học rừng và các dịch vụ hệ sinh thái tại VN và Chương trình bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn ĐBSCL nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (gọi tắt là Chương trình ICMP) giai đoạn 2.

30/07/2015
Khôi phục, lai tạo nhiều giống lúa chịu phèn, chịu mặn Khôi phục, lai tạo nhiều giống lúa chịu phèn, chịu mặn

Viện Nghiên cứu và phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐH Cần Thơ) đã nghiên cứu lai tạo và khôi phục nhiều giống lúa chịu mặn, chịu phèn giỏi.

30/07/2015
Thanh Hóa dừng xây dựng đề án phát triển cây mắc ca Thanh Hóa dừng xây dựng đề án phát triển cây mắc ca

Ngày 30-7, nguồn tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền vừa đồng ý với đề nghị của sở về việc dừng xây dựng đề án quy hoạch, phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.

30/07/2015
Bài học sử dụng phân bón trong sản xuất Bài học sử dụng phân bón trong sản xuất

Phân bón được coi là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển, năng suất của cây trồng và gây thiệt hại về kinh tế. Gần đây, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra một số trường hợp như vậy, gây thiệt hại, lo lắng cho nhiều hộ dân.

30/07/2015