Nghiệm thu Dự án Xây dựng mô hình nhân giống và thâm canh chuối tiêu hồng bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào tại Yên Bái

Sau thời gian triển khai, Dự án đã tiếp nhận và làm chủ được 3 quá trình: nhân giống, thâm canh và bảo quản cây chuối tiêu hồng nuôi cấy mô tế bào thực vật do Viện Nghiên cứu rau quả chuyển giao.
Dự án đã sản xuất được 130.400 cây chuối tiêu hồng đạt chuẩn, giá thành hạ từ 10 - 15% so với nhập cây từ các địa phương khác; xây dựng mô hình thâm canh chuối tiêu hồng với quy mô 10 ha.
Trong đó, mô hình thâm canh không có tưới, năng suất đạt trung bình là 25,1 tấn/ha và mô hình thâm canh có tưới, năng suất đạt trung bình: 40,79 tấn/ha.
Cây chuối tiêu hồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh Yên Bái, sinh trưởng, phát triển tốt và đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
Hiện Trung tâm đã đào tạo được 3 cán bộ kỹ thuật chuyên sâu về kỹ thuật nhân giống cây chuối tiêu hồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào; quy trình kỹ thuật thâm canh, bảo quản chuối tiêu hồng;
Tổ chức 3 lớp tập huấn kỹ thuật cho 150 lượt người dân tại xã Minh Bảo, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái và phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản chuối tiêu hồng;
Tổ chức 2 hội nghị đầu bờ để tham quan và giới thiệu quy trình kỹ thuật mới của mô hình.
Theo đánh giá của các thành viên trong Hội đồng nghiệm thu, việc triển khai thực hiện Dự án đã hoàn thành các mục tiêu, nội dung theo đúng thuyết minh đề tài đã được phê duyệt; chuyển giao công nghệ hoàn thành theo đúng yêu cầu.
Dự án được thực hiện đã góp phần thay đổi nhận thức của người dân và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.
Dự án được nghiệm thu với kết quả khá.
Có thể bạn quan tâm

Tổng số tiền hỗ trợ cho mô hình là hơn 60 triệu đồng. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 3-2014, đến nay sau 7 tháng trọng lượng cá đạt 1 - 1,2kg, hạch toán kinh tế đối với mô hình nuôi cá chép lai V1 với giá thị trường hiện nay là 50.000đ/1kg thì lợi nhuận đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 3 đến 4 lần so với nuôi các loại cá truyền thống khác.

Đó là tâm sự của nhiều ND sản xuất kinh doanh giỏi trong tỉnh. Họ nói rằng, bản thân dù làm quần quật quanh năm suốt tháng nhưng chỉ cần một trận mưa lớn, hay giá thị trường lên xuống thất thường là cầm chắc…lỗ! “Chẳng bì với ND Hàn Quốc, họ sản xuất với đủ thứ máy móc, từ cắt lúa đến hái bắp, từ trồng rau đến vắt sữa bò... Đến mùa thu hoạch thì họ chưa kịp gọi điện đã có người tới ruộng trả tiền; rồi cho xe cắt, hái.

Xác định rõ điều đó, các địa phương trong tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập nhưng vì nhiều lí do, việc thực hiện các tiêu chí liên quan đến thu nhập, phát triển sản xuất tại các địa phương vẫn còn gặp khó khăn. Sau gần 4 năm triển khai xây dựng NTM, toàn tỉnh vẫn còn 15 xã chỉ đạt dưới 5 tiêu chí.

Trong quý I năm 2014, do trời mưa kéo dài và rét đậm nên đã ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của 319ha/348ha chè kinh doanh ở xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên). Đặc biệt, đợt mưa lũ trong quý III vừa qua cũng đã làm nhiều diện tích chè kinh doanh ở các xóm của xã Tân Cương có địa hình thấp nằm dọc theo sông Công, như: Soi Vàng, Guộc, Gò Pháo, Hồng Thái 1, Hồng Thái 2... bị xói bật gốc, sạt lở.

Anh Ma Khánh Tuyên, Chủ tịch UBND xã Thượng Nung chia sẻ: Con đường này đã được mở rộng và dễ đi hơn rất nhiều so với trước. Bây giờ có thể đi xe máy, xe đạp vào bản chức không như những năm 2003, 2004, 2005, muốn vào đây phải đi bộ men theo con đường mòn lởm chởm đá dài tới 5km, mất cả mấy tiếng đồng hồ mới tới nơi.