Nghiêm cấm hành vi lấn chiếm đất làm đầm nuôi tôm

Gần 1 năm nay trên tuyến sông Ông Đốc đoạn từ Tắc Thủ đến Ông Tự dài trên 19km đã xuất hiện nhiều đầm nuôi tôm trái phép…
Nếu như trước đây số hộ cho cơ giới sang ủi lòng sông làm đầm nuôi tôm chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay giờ con số này đã lên đến 30 hộ.
Hiện vẫn chưa có con số thống kê cụ thể diện tích đất chiếm lòng sông là bao nhiêu m2 nhưng theo số liệu đo đạt thực tế của Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) thì trên sông Ông Đốc có đoạn đã bị lấn chiếm đến 30m.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc lòng sông bị thu hẹp chừng ấy diện tích, hiện tượng này diễn ra cả hai bên luồng sông, ảnh hưởng đến an toàn của các phương tiện lưu thông trên tuyến sông này.
Hành vi san ủi đất lòng sông làm đầm nuôi tôm gây ảnh hưởng xấu đến luồng lạch và tình hình trật tự an toàn giao thông. Chính vì vậy, ngành chuyên môn cũng như chính quyền địa phương cần có các giải pháp xử lý triệt để nhằm chấm dứt tình trạng này.
Có thể bạn quan tâm

Cứ đến mùa, hàng ngàn hộ nuôi ong ở Đắk Lắk lại tất bật ngược xuôi khắp các tỉnh thành để mang ong đi đánh mật. Họ mải miết bay theo cánh ong, lấy trời đất, bốn bể là nhà, cuộc sống lênh đênh như những gã du mục.

Qua khảo sát thực tế cho thấy những năm gần đây, các gia đình, trang trại chăn nuôi đang có xu hướng sử dụng 100% thức ăn hỗn hợp trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Nhiều năm nay, Đồng Nai là nơi thu hút nhiều “ông lớn” đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi. Không “cờ giong trống mở”, song các nhà đầu tư sẵn sàng rót hàng triệu USD để xây dựng mới và mở rộng chăn nuôi theo quy trình khép kín.

Ngoài việc tránh hạn thành công, việc chuyển sang trồng rau quả còn mang lại cho người nông dân thu nhập cao hơn trồng lúa. Trong khi nhiều địa phương khác ở Tây Nguyên bị thiệt hại nặng bởi hạn hán, thì tại huyện Chư Quynh, tỉnh Đắc Lắc, nông dân đã tránh hạn thành công nhờ chuyển đổi nhiều diện tích đất lúa sang trồng những loại hoa màu phù hợp.

Đến ngày 3/5/2015, nông dân huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) thu hoạch được 600/700ha mè vụ hè thu năm 2015, tập trung ở các xã Bình Hàng Trung, Mỹ Hội, Mỹ Thọ, An Bình, Nhị Mỹ, Tân Nghĩa và Phong Mỹ; năng suất đạt từ 1 – 1,5 tấn/ha.