Nghịch Lý Giá Trứng Từ Trang Trại Đến Chợ

Khoảng 1 tháng nay, trong khi giá trứng gà bán ra từ các trang trại liên tục giảm mạnh thì trên thị trường mặt hàng này vẫn giữ giá ở mức cao. Sự bất hợp lý trong phân phối, tiêu thụ sản phẩm đang làm nản lòng người dân trong đầu tư tái đàn gia cầm.
Xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang hiện có tổng đàn gia cầm trên 435.000 con với hơn 1.200 hộ nuôi. Phong trào nuôi gà lấy trứng phát triển mạnh trong nhiều năm qua hiện đang trầm lắng, nhiều hộ dự định chuyển nghề. Nguyên nhân chính là do lợi nhuận từ chăn nuôi ngày càng sụt giảm, trong đó giá thu mua trứng của các cửa hàng, đại lý còn quá thấp so với giá thị trường.
Ông Phan Thành Nguyên, người dân xã Lương Hòa Lạc cho biết: “Nông dân bị rất nhiều rủi ro từ thức ăn tăng cao, dịch bệnh nhưng giá bán hiện nay chỉ khoảng 1.500 đồng/trứng, còn đại lý bán ra lại được hơn 2.500 đồng. Nhưng chúng tôi chỉ có thể bán như vậy bởi không thể bán lẻ được”.
Trong khi người chăn nuôi có nguy cơ lỗ vốn do giá trứng sụt giảm thì giới tiểu thương, đại lý, doanh nghiệp chỉ bỏ vốn mua đi bán lại đang hưởng lợi nhuận quá lớn. Bởi theo khảo sát, giá trứng gia cầm bán ở chợ, siêu thị đang gấp rưỡi, thậm chí có loại gấp đôi giá ở các trang trại. Việc này không chỉ khiến người tiêu dùng chịu thiệt mà còn kìm hãm sức mua trên thị trường, tác động tiêu cực đến đầu ra của nông dân.
Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế cho rằng: “Thực trạng sản xuất thời gian qua ở ĐBSCL thể hiện sự thiếu sự kết nối giữa người sản xuất và doanh nghiệp, sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ. Do đó chúng tôi đang nghiên cứu, xem xét những chính sách nào còn bất cập thì sửa đổi, bổ sung”.
Sự bất hợp lý trong giá thu mua trứng một lần nữa cho thấy những yếu kém trong hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiện nay. Theo các chuyên gia kinh tế, hoạt động kinh doanh hiện nay khá rối rắm.
Nhiều người, nhiều doanh nghiệp tham gia nhưng quản lý chưa chặt nên tình trạng làm giá, thao túng thị trường khá phổ biến. Thực tế này cũng xuất phát từ việc thiếu chiến lược xây dựng hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ hợp lý để hàng hóa Việt đủ sức chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm

Đó là việc hàng trăm hộ dân của xã An Lạc thuộc huyện Sơn Động (Bắc Giang) đồng loạt tàn phá những cánh rừng ở sườn Tây của dãy Yên Tử, là khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó huyện Sơn Động có hơn 10.000 ha rừng thuộc diện bảo vệ nghiêm ngặt, 7.000 ha rừng đặc dụng cực kỳ quan trọng. Mà mục đích của việc phá rừng này là để… trồng keo.

Ngoài yếu tố tôm nuôi chết sớm do bệnh gan tuỵ cấp thì thức ăn là một nguyên nhân gây bất lợi cho tôm, dẫn đến vụ nuôi không thành công như mong đợi. Do đó, việc quản lý thức ăn phải được người nuôi đặt lên hàng đầu, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh hiện nay.

Song, các ngành chức năng vẫn không xác định được nguyên nhân tôm chết! Trước tình hình trên, một số doanh nghiệp nuôi tôm tại Bạc Liêu đã xây dựng và đầu tư mô hình nuôi tôm trong nhà kính theo công nghệ của Tập đoàn C.P (Thái Lan).

Khi việc nuôi cá tra xuất khẩu không còn lãi như xưa, một số ngư dân trong tỉnh đã năng động đổi sang nuôi các mặt cá chợ, như: Cá điêu hồng, cá he, cá hú, cá chim… để bán ở thị trường nội địa. Sự chuyển hướng kịp thời đã giúp họ thành công.

Qua báo cáo của Sở Nông nghiệp - PTNT, sản lượng nuôi trồng thủy sản thu hoạch trong 10 tháng năm 2014 đạt 9.594 tấn, tăng 11,6% so với cùng kỳ. Trong đó cá các loại 4.742 tấn, tăng 7,3%; tôm các loại 4.542 tấn, tăng 16,7%; thủy sản khác 310 tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ.