Nghĩ Suy Trên Đường Mủ Trôm, Muối Tôm Và Khách Du Lịch

Ngày 23/9/2014, một tờ báo của người Việt tại Hoa Kỳ giới thiệu mủ trôm với độc giả của mình. Theo tờ báo này, mủ trôm đáng quý vì ngoài tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc gan, giảm mỡ trong máu, hỗ trợ điều trị về bệnh gan, mụn nhọt… còn dùng chữa trị các loại bệnh da nhờn, nhiều mụn, giúp mau liền vết thương, ngăn ngừa nhăn da, làm chậm tiến trình lão hóa da, làm da tươi sáng, hỗ trợ tiêu hóa…
Ngay sau khi báo đăng tin, không ít độc giả trẻ tỏ ý thắc mắc mủ trôm là gì, mua ở đâu, hình dạng cây trôm thế nào?… Điều đó cho thấy mủ trôm và dược tính của nó làm nảy sinh nhu cầu tìm hiểu, trước khi mua dùng thử.
Huyện Tuy Phong (Bình Thuận) từ lâu được biết đến là quê hương của mủ trôm. Mủ trôm được khai thác và chế biến một phần tại đây trước khi đưa vào TP. Hồ Chí Minh đóng gói, đưa ra thị trường. Tuy nhiên, qua nhiều thăm dò thì tại nơi trồng nhiều cây trôm, mủ trôm chưa được chú ý lắm.
Lượng người sử dụng mủ trôm chưa cao. Và đặc biệt nữa, có không ít người Bình Thuận chưa coi mủ trôm đúng với giá trị của nó. Trong một lần tiếp khách gần đây, người viết bài ngồi cạnh một cán bộ và cứ nghe ông này giới thiệu : “Bình Thuận có mực một nắng”, “nước mắm Phan Thiết”, “thanh long Bình Thuận”…
Tuyệt nhiên tôi không nghe nhắc đến mủ trôm lần nào. Tương tự thế, tại chợ Mũi Né, nơi có nhiều khách du lịch lui tới, mủ trôm không phải là mặt hàng được trang trọng giới thiệu, dễ nhìn thấy nhất trong các quầy hàng, trong khi đó một nửa người Việt Nam, cụ thể là phụ nữ có nhu cầu làm đẹp.
Cách đây không lâu, người viết bài có dịp trò chuyện với một số anh chị từng đi du lịch Tây Ninh, được biết: Không ít người mua muối tôm sản xuất ở Tây Ninh mang về làm quà. Ai cũng biết Tây Ninh không hề có biển, có nhiều tôm, và muối tôm được chế biến với thành phần gia vị không phải khó tìm, nhưng vì sao muối tôm của họ được nhiều người biết đến?
Đó là do Tây Ninh biết cách quảng bá sản phẩm của mình để nó “chinh phục” ngay cả người xứ biển (Bình Thuận chẳng hạn). Bao giờ người Bình Thuận hết lòng quảng bá mủ trôm với du khách, với người phương xa có dịp đến Bình Thuận, khi ấy tỉnh lại tăng thêm nguồn thu không nhỏ.
Có thể bạn quan tâm

Hộ gia đình ông Nguyễn Thanh Liêm ở ấp Lương Phú B, xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) chăn nuôi gà tre theo mô hình an toàn sinh học cho thu nhập mỗi năm hàng tỷ đồng.

Để giúp ngành chăn nuôi trong nước tăng nhanh sản lượng thịt, sữa, giảm lượng nhập khẩu thì chỉ còn một cách là phải nhập nhiều hơn nữa các giống gia súc, gia cầm có năng suất, chất lượng cao từ các nước trên thế giới về cho người dân, doanh nghiệp chăn nuôi.

Thức ăn chăn nuôi (TACN) được đánh giá là lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng trong các năm sắp tới. Hiện các doanh nghiệp nước ngoài đang chiếm thị phần áp đảo nhưng đã bắt đầu có những tín hiệu “phản công” từ các doanh nghiệp nội.

Ngày 15-5, thông tin từ Bộ NN-PTNT cho biết, Cục Chăn nuôi vừa có công văn gửi sở NN-PTNT các tỉnh ở miền Bắc và Trung bộ đề nghị phối hợp triển khai các biện pháp phòng chống nắng nóng và thiệt hại cho đàn gia súc và gia cầm.

Bò tót lai thế hệ F1 ở Vườn Quốc gia Phước Bình (tỉnh Ninh Thuận) sẽ tiếp tục được lai tạo với bò nhà để cho ra thế hệ F2 - ông Nguyễn Công Văn, Giám đốc Vườn Quốc gia Phước Bình, cho biết tại hội thảo khoa học nghiên cứu và phát triển đàn bò tót lai tổ chức ở Ninh Thuận ngày 15-5.