Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghị Định 36 Hướng Đến Sản Phẩm Chất Lượng

Nghị Định 36 Hướng Đến Sản Phẩm Chất Lượng
Ngày đăng: 30/12/2014

Từ ngày 1/1/2015, Nghị định 36 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra sẽ có hiệu lực.

Tuy nhiên đến nay, một số doanh nghiệp vẫn còn băn khoăn về quy định độ ẩm và tỷ lệ mạ băng tại nghị định này gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và có nguy cơ phải đóng cửa.

Trả lời một số cơ quan báo chí về vấn đề này, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết: “Đối với Nghị định 36 về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra, đúng là từ 1/1/2015 sẽ thực hiện một số quy định có liên quan đến tỷ lệ mạ băng và độ ẩm. Cụ thể, mạ băng không được quá 10%, độ ẩm ở trong cá không được quá 83%.

Khi Chính phủ ban hành nghị định này cũng đã cân nhắc rất nhiều và đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể như vậy để toàn ngành sản xuất, chế biến xuất khẩu cá tra theo hướng chúng ta cung cấp cho thị trường trong nước cũng như thế giới những sản phẩm có chất lượng.

Và bằng cách đó để nâng cao uy tín mặt hàng cá tra của nước ta. Đã có một thời gian, một số doanh nghiệp áp dụng rất nhiều các biện pháp để tăng độ ẩm, hàm lượng nước ở trong cá, rồi lại mạ băng thêm ở mức độ rất là cao, 20-30%, thậm chí nhiều hơn nữa.

Khi chúng ta nói độ ẩm 85% thì điều đó có nghĩa mua 1 kg cá về nó có 85% là cá, còn 15% là nước. Nếu mạ băng thêm 20%, người tiêu dùng mua 1 kg cá về thì chỉ 65% là cá, còn 35% là nước. Liệu chúng ta có nên bán sản phẩm gọi cá tra mà phần nhiều là nước như vậy không?

Chính cách làm như trước đây phần nào đã làm mất uy tín của sản phẩm rất độc đáo của nước ta. Nên khi Chính phủ ban hành nghị định này là để hướng tới đưa vào thị trường những sản phẩm có chất lượng. Bằng cách đó, nâng cao uy tín, nâng cao giá trị lâu dài cho ngành cá tra của nước ta.

Chính vì thế, tinh thần chúng tôi muốn đề nghị cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ chủ trương của Chính phủ để đạt được những mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra. Còn có những khó khăn, vướng mắc, trong quá trình thực thi, chúng tôi sẽ bàn với cộng đồng doanh nghiệp để tìm ra những phương cách xử lý phù hợp nhất”.


Có thể bạn quan tâm

Cơ Giới Hóa Nhiều Lợi Ích Trong Canh Tác Mía Cơ Giới Hóa Nhiều Lợi Ích Trong Canh Tác Mía

Sóc Trăng có diện tích trồng mía hàng năm khoảng 12.000 ha- đây là vùng trọng điểm mía ở đồng băng Sông Cửu Long. Tuy vậy, thời gian qua người trồng mía luôn đối mặt với những khó khăn về thị trường, giá mía thương phẩm có xu hướng giảm.

15/08/2014
Đường Tồn Kho Tăng Cao, Các Nhà Máy Gặp Khó Khăn Đường Tồn Kho Tăng Cao, Các Nhà Máy Gặp Khó Khăn

Đầu ra gặp khó khăn dẫn đến đường tồn kho tăng cao là vấn đề mà nhiều nhà máy đường tại khu vực Nam Trung Bộ gặp phải lúc này.

25/02/2014
Trung Quốc Mua Tạm Trữ Thịt Lợn Hỗ Trợ Ngành Chăn Nuôi Trung Quốc Mua Tạm Trữ Thịt Lợn Hỗ Trợ Ngành Chăn Nuôi

Ngoài thịt lợn, Bắc Kinh đang mua tạm trữ nhiều nông sản khác, trong đó có ngũ cốc và bông, nhằm giúp cải thiện đời sống cho người nông dân.

25/02/2014
Giá Tôm Nguyên Liệu Giữ Ở Mức Cao Giá Tôm Nguyên Liệu Giữ Ở Mức Cao

Trong khi đó, giá tôm thẻ chân trắng tại thị trường trong nước cũng như thế giới cũng tiếp tục tăng cao. Hiện giá tôm thẻ loại 100 con/kg tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre… từ 113.000 - 115.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với tuần trước. Giá tôm thẻ loại lớn, từ 60 - 70 con/kg cũng có giá từ 143.000 - 150.000 đồng/kg.

25/02/2014
Sản Xuất Thức Ăn Thủy Sản Tăng Mạnh Sản Xuất Thức Ăn Thủy Sản Tăng Mạnh

Ngược lại, ngành chăn nuôi trong nước trồi sụt, đặc biệt là giá thịt lợn có dấu hiệu suy giảm từ giữa năm 2012 đến giữa năm 2013. Chính vì vậy nhu cầu tiêu dùng thức ăn chăn nuôi cũng giảm theo.

25/02/2014