Nghề khai thác và ương nuôi tôm hùm đầy thách thức

Bên cạnh đó, ngư dân xã Nhơn Hải còn nuôi tôm hùm thịt tại vùng biển ở địa phương hiện đang nuôi 32.487 con, từ đầu năm đến nay đã xuất bán được 1.000 kg tôm thương phẩm, bằng 56,8% so với cùng kỳ năm 2014, với giá bán bình quân 1.500.000 đồng/kg, giảm 400.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2014.
Theo các ngư dân làm nghề khai thác tôm hùm giống ở Quy Nhơn, tôm hùm giống xuất hiện nhiều ít, giá cả tăng giảm phụ thuộc vào sản lượng được mùa hay mất mùa. Theo thông lệ thì năm nào tôm hùm giống xuất hiện nhiều – thường là biển động, có gió, thời tiết se lạnh thì ngư dân làm nghề khai thác tôm hùm giống đánh bắt trúng đậm, nhưng giá lại thấp. Ngược lại năm nào tôm hùm giống xuất hiện ít thì giá lại tăng cao. Điệp khúc “mất mùa, được giá”, “được mùa, mất giá” là không tránh khỏi.
Các ngư dân cho biết, nghề khai thác tôm hùm giống cũng chỉ có từ 10 năm trở lại đây. Làm nghề này chi phí nhiên liệu thấp, chỉ cần 1 thuyền có công suất 18 – 30 CV, chi phí mỗi chuyến biển 400 - 600 nghìn đồng đối với nghề làm mành trải và từ 1,5 - 2 triệu đồng nghề mành bủa… nên đa số ngư dân có thu nhập tương đối khá so với các nghề biển khác. Hiện, TP. Quy Nhơn có khoảng 600 tàu thuyền của các phường, xã như Nhơn Hải, Nhơn Lý, Hải Cảng, Ghềnh Ráng… làm nghề khai thác tôm hùm giống.
Theo các ngư dân, mùa khai thác tôm hùm giống bắt đầu từ cuối tháng 11 âm lịch năm trước và kết thúc vào khoảng đầu tháng 5 âm lịch năm sau. Tuy nhiên, theo các hộ ngư dân ở đây, mùa vụ khai thác tôm hùm giống năm 2015 đến thời điểm này gần như đã kết thúc vì tôm hùm ít xuất hiện.
Từ đầu vụ khai thác năm nay, ngư dân TP. Quy Nhơn khai thác được khoảng 136.700 con, chỉ đạt 81% so với cùng kỳ 2014. Hiện thương lái tại đường Hàm Tử, thuộc phường Hải Cảng, TP. Quy Nhơn thu mua 310.000 đồng/con đối với tôm hùm giống bông (tôm sao), 100.000 đồng/con tôm hùm xanh và 22.000 đồng/con tôm hùm Tề Thiên. So với cùng kỳ năm trước thì giá tăng khoảng 20.000 – 30.000 đồng/con đối với tôm hùm bông và tôm hùm xanh. Tuy nhiên, ngư dân hiện thất thu do số lượng khai thác mỗi đêm chỉ vài ba con, trong khi giá tăng không đáng kể.
Lý giải về điều này, chị Lê Thị Nhạn – một thương lái thu mua tôm hùm giống tại đường Hàm Tử, cho biết: “Giá tôm hùm giống hiện nay giảm do giá tôm hùm thịt giảm mạnh, cách đây 2 tháng giá tôm hùm thương phẩm bình quân từ 1,9 – 2 triệu đồng/kg thì nay giảm xuống chỉ còn khoảng 1,5 triệu đồng/kg.”.
Được biết, ngoài việc khai thác tôm hùm giống, hiện ngư dân TP. Quy Nhơn còn phát triển nghề ương nuôi nâng cấp tôm hùm giống lẫn nuôi tôm hùm thịt, nhằm tạo ra giá trị kinh tế cao hơn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống của ngư dân. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là giá cả biến động, tăng giảm thất thường.
Theo đó, các hộ làm nghề ương nuôi nâng cấp tôm hùm giống thường mua con giống khai thác ở địa phương để nuôi, sau 1 – 2 tháng thì bán cho các hộ nuôi tôm thương phẩm với lợi nhuận thu được bình quân từ 10 – 20%. Tuy vậy, nhiều khi tôm hùm thịt tiêu thụ khó khăn thì nghề ương nuôi cũng lao đao, phải nuôi nhiều tháng hơn nhưng chỉ có thể là hòa vốn. Có hộ tiếc của nuôi lên thành tôm thương phẩm chờ giá cao mới bán.
Các thương lái mua bán tôm hùm ở đường Hàm Tử phân tích rằng: “Hầu hết tôm hùm thương phẩm nuôi ở Bình Định và các tỉnh lân cận như Khánh Hòa, Phú Yên… đều bán cho thương lái Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Do vậy, giá bán phụ thuộc vào sự quyết định của các thương lại, suy cho cùng thì giá cả do thương lái Trung Quốc “thao túng”.
Người nuôi tôm gặp nhiều yếu tố bất lợi nếu không có hướng giải quyết đầu ra cho con tôm nuôi, mà ở đây là tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Nếu giá cả tôm hùm thương phẩm ổn định thì ngư dân làm nghề khai thác tôm hùm giống và ương nuôi nâng cấp tôm hùm giống ở miền Trung này mới có thu nhập bền vững”.
Có thể bạn quan tâm

Phú Thọ là 1 trong 4 tỉnh của cả nước gồm: Phú Thọ, Nam Định, Bình Định và Bà Rịa - Vũng Tàu được Bộ Nông nghiệp và PTNT lựa chọn để triển khai thí điểm quản lý lợn đực giống với mục đích thống kê và phân loại chất lượng lợn đực giống hiện đang khai thác sử dụng trên địa bàn và khuyến cáo các cơ sở loại thải, thay thế lợn đực giống không đảm bảo chất lượng và đề xuất các giải pháp về công tác quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh.

Năm 2005, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị xây dựng Đề án giao rừng tự nhiên nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống người dân sống trong và ven rừng, huy động sức mạnh của cộng đồng tham gia bảo vệ, phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng.

Là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chiến lược của Quảng Trị, những năm qua, nông dân trồng cà phê lẫn doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trên địa bàn đều tìm nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng cà phê, tạo chỗ đứng vững chắc của cà phê catimor Quảng Trị trên thị trường trong nước và thế giới.

TPHCM có dân số đông nhất nước, trong đó 5 huyện ngoại thành và một số quận ven với dân số trên 1 triệu người, tương đương 1 tỉnh sống nhờ vào nông nghiệp, nhưng khoảng cách giữa người dân nông thôn và thành thị còn khá lớn. Vì vậy, TPHCM khuyến khích chuyển đổi đất nông nghiệp, chủ yếu từ lúa sang cây con có giá trị và phù hợp với nền nông nghiệp đô thị.

Nhằm nâng cao chất lượng sản xuất giống lúa nguyên chủng, chủ động về nguồn giống lúa đảm bảo chất lượng, Trung tâm Giống cây trồng tỉnh đã được Hội đồng Khoa học Công nghệ (Sở Khoa học - Công nghệ) duyệt cho triển khai thực hiện Dự án “Nâng cao chất lượng sản xuất giống lúa nguyên chủng trên địa bàn tỉnh”.