Nghêu Chết Hàng Loạt, Ước Thiệt Hại Khoảng 300 Tỉ Đồng Ở Tiền Giang

Từ đầu tháng 2-2013 đến nay, các sân nghêu khu vực biển Tân Thành huyện Gò Công Đông, Tiền Giang chết hàng loạt với diện tích nghêu chết cao kỷ lục hơn 1.300 ha, ước thiệt hại gần 300 tỉ đồng. Dù chưa, xác định được chính xác tác nhân chính gây chết nghêu nhưng cả người dân và cơ quan chức năng bước đầu đều nhận định có thể do ô nhiễm môi trường vùng nuôi.
Ông Trần Văn Vinh, "đại gia" nuôi nghêu ở ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, nhận định: Tình hình nghêu chết hàng loạt năm nay khác biệt so với năm 2010 và năm 2011. Những năm nghêu chết trước đây thường thì cứ 3-4 sân nghêu bị chết thì có 1 sân nghêu vẫn bình thường và hầu chết các sân nghêu ven bờ đều chết nhiều hơn các sân nghêu ngoài khơi. Năm nay, tất cả các sân nghêu đều chết hàng loạt vơi tỷ lệ thiệt hại cao hơn hai năm 2010 và năm 2011, nhiều sân nghêu chết tới 100%.
Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang cũng cho biết, từ đầu năm đến nay đơn vị này đã thực hiện 3 đợt thu mẫu giám sát sự lưu hành mầm bệnh ký sinh trùng nội bào Perkinsus sp trên nghêu nuôi khu vực Cồn Vạn Liễu, Cồn Ông Mão, sân nghêu ấp Tân Phú (khu vực biển Tân Thành). Kết quả cho thấy nghêu nuôi tại các vùng giám sát đều có cảm nhiễm ký sinh trùng Perkinsus sp nhưng cường độ cảm nhiễm thấp, thậm chí thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái nên chưa đủ cơ sở khẳng định đây là nguyên nhân gây chết nghêu.
Bên cạnh đó, kết quả quan trắc môi trường cho thấy một số chỉ tiêu môi trường (nhiệt độ, độ mặn) tại vùng nuôi nghêu vẫn duy trì trong giới hạn cho phép dù độ mặn năm nay cao hơn so với cùng kỳ năm 2012. Do đó, Chi cục Thú y bước đầu nhận định có nhiều khả năng nghêu chết liên quan đến ô nhiễm môi trường vùng nuôi. Để hạn chế thiệt hại, Chi cục Thú y khuyến cáo người nuôi nghêu cần tranh thủ thu hoạch đối với nghêu lớn. Theo kết quả thống kê từ bản tự khai thiệt hại của người nuôi nghêu từ UBND xã Tân Thành (huyện Gò Công Đông), tính đến ngày 18-3-2013, khu vực biển Tân Thành có 183 hộ có nghêu chết trên diện tích 1.311,69 ha, với sản lượng nghêu thiệt hại 16.483 tấn, ước tính thiệt hại khoảng 296,694 tỉ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 26-7, tại xã Thành Hải, TP Phan Rang –Tháp Chàm (Ninh Thuận), Công ty TNHH Thông Thuận đã tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập Công ty và khánh thành nhà máy chế biến tôm xuất khẩu số 2 của Công ty, công suất 6.500 tấn thành phẩm/năm, với tổng mức đầu tư 13 triệu USD.

Khi đánh giá về kết quả phát triển thủy sản tại địa phương, đồng chí Chủ tịch UBND xã Điêu Lương (huyện Cẩm Khê) - nơi có trên 100 ha nuôi thủy sản cho biết: Mặc dù xã làm tốt công tác dồn điền đổi thửa, chuyển đất lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản nhưng do ruộng đất ít nên quy mô chăn nuôi thủy sản vẫn nhỏ.

Nuôi bò vàng, bò thịt vốn đã phát triển từ nhiều năm trước ở huyện Củ Chi (TPHCM). Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, đặc sản “bò tơ Củ Chi” bắt đầu nổi tiếng và lan rộng khắp miền Nam.

Đến xã Quang Lãng (huyện Phú Xuyên – TP Hà Nội) qua khu Bãi Tạ (thôn Sảo Hạ) nếu như trước năm 2010 nơi đây là khu lò gạch, ngổn ngang những gò đất, hố sâu do lấy đất và những ống khói cao ngất hàng ngày xả khói ra môi trường, giờ đây khi thành phố có chủ trương cấm đốt, sản xuất gạch tại các khu vực này thì thay vào đó là các trang trại chăn nuôi bò sữa, bò thịt đang đi vào hoạt động có hiệu quả.

Hôm qua 5.8, Tổng cục Biển & hải đảo (Bộ Tài nguyên - môi trường) phối hợp với Chi cục Biển & hải đảo Quảng Nam tổ chức hội nghị “Truyền thông về quản lý tổng hợp đới bờ (THĐB) cho dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ”. Hội nghị đã nêu một số bài học kinh nghiệm và đặt ra nhiều giải pháp hoàn thiện cơ chế, qua đó nâng cao công tác quản lý THĐB trong thời gian đến.