Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề Sản Xuất Cây Giống Ở Xã Phú Sơn (Bến Tre)

Nghề Sản Xuất Cây Giống Ở Xã Phú Sơn (Bến Tre)
Ngày đăng: 22/06/2013

Tại xã Phú Sơn (Chợ Lách - Bến Tre), phong trào làm cây giống phát triển gần 10 năm nay, với 2 loại cây chủ lực là mít và xoài. Nhờ sản xuất cây giống, không ít hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Ông Phạm Văn Hiệp ở ấp Lân Bắc đã mạnh dạn cải tạo ruộng, lên liếp trồng cây giống vào năm 1991. Vụ đầu tiên, ông Hiệp trồng thử nghiệm khoảng 5.000 cây xoài giống. Khi cây đã đủ độ lớn, ông tiến hành ghép bo giống xoài chất lượng cao rồi đem bán. Sau 2 năm, ông chuyển sang làm mít giống, do xoài rớt giá, diện tích dần được mở rộng, số lượng cây giống tăng qua từng năm.

Hiện tại, ông dành 5.000 m2 đất để làm vườn ươm mít giống. Trung bình mỗi năm ông sản xuất 15.000 - 20.000 cây mít đủ loại, lợi nhuận thu về từ 50-60 triệu đồng. Đặc biệt năm nay, ông tập trung sản xuất 35.000 cây mít giống, chủ yếu là mít siêu sớm và đã thắng lớn. Ông Hiệp phấn khởi nói: “Từ đầu năm đến nay, tôi đã xuất bán 20.000 cây mít giống, giá dao động từ 5.000 - 6.000 đồng/cây, mấy ngày gần đây đã có nhiều thương lái đến đặt hàng hết số lượng cây giống còn lại. Từ số tiền bán cây giống mùa này, gia đình tôi sẽ xây một căn nhà mới khang trang hơn”.

Ông Hiệp cùng hơn 2.000 hộ sản xuất cây giống ở địa phương đang phấn khởi vì mít và xoài giống đang hút hàng, giá tăng cao. Trung bình, 1.000m2 đất để sản xuất cây giống có thể mang lại cho nhà vườn trên 20 triệu đồng/năm.

Nhận thấy hiệu quả của nghề sản xuất cây giống, trong thời gian qua, Hội Nông dân xã đã vận động thành lập 4 tổ liên kết sản xuất cây giống nhằm tập hợp, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận tiến bộ khoa kỹ thuật, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm canh tác và giới thiệu thị trường tiêu thụ.

Ông Lê Văn Hồng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Sơn cho biết: “Khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả, bền vững là việc làm mà Hội luôn quan tâm và thường xuyên thực hiện, nhất là các mô hình sản xuất cây giống có hiệu quả. Hội sẽ kiến nghị về trên tạo điều kiện hơn nữa cho nông dân sản xuất cây giống mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả mô hình, tăng thu nhập kinh tế cho gia đình”.


Có thể bạn quan tâm

Gà vàng ươm nhờ chất làm ve quét tường Gà vàng ươm nhờ chất làm ve quét tường

Đó là thông tin được ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ Nông nghiệp và PTNT) đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 10 của Bộ vừa được tổ chức chiều 6/10.

13/10/2015
Chăn nuôi khó khăn nhất khi vào TPP Chăn nuôi khó khăn nhất khi vào TPP

Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng nhận định dù có nhiều lợi thế song do sức cạnh tranh kém, chăn nuôi sẽ là ngành dễ tổn thương nhất khi Việt Nam tham gia hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

13/10/2015
Nhân điều Việt Nam chiếm gần 1/2 giá trị xuất khẩu toàn cầu Nhân điều Việt Nam chiếm gần 1/2 giá trị xuất khẩu toàn cầu

Với dự kiến kim ngạch xuất khẩu nhân điều của Việt Nam năm nay đạt 2,2 tỷ USD sẽ chiếm gần 1/2 giá trị thương mại nhân điều toàn cầu.

13/10/2015
Bảo hiểm nông nghiệp sao vẫn mãi thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp sao vẫn mãi thí điểm

Còn nhớ năm 2013, chương trình bảo hiểm nông nghiệp được triển khai rầm rộ trên cây lúa, vật nuôi và thủy sản ở 20 tỉnh, thành phố. Nhưng cho đến nay, sau khi hết thời gian thí điểm, dường như mọi việc lại trở về vị trí ban đầu.

13/10/2015
Mở rộng diện tích trồng cỏ Mở rộng diện tích trồng cỏ

Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi gia súc nhờ hệ thống đồng cỏ phong phú. Tuy nhiên, tiềm năng, lợi thế này chưa được người dân phát huy, đến nay bà con vẫn chăn nuôi theo phương thức cũ (thả rông) nên hiệu quả kinh tế không cao.

13/10/2015