Nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp - Nghệ An

Với lợi thế về nguồn thức ăn từ hoa rừng, nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp (Quỳ Hợp, Nghệ An) đã phát triển rất nhanh chóng, trở thành mặt hàng có giá trị kinh tế cao, đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình trong xã.
Những hình ảnh về nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp.
Theo chân cán bộ xã Đồng Hợp, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi ong lấy mật của anh Nguyễn Văn Toàn (xóm Khe Mèn, xã Đồng Hợp) là người đã có kinh nghiệm nuôi ong lấy mật.
Anh Toàn chia sẻ: “Để nuôi được ong thì không phải nuôi theo bản năng mà cần có kỹ thuật và có chuyên gia hướng dẫn, phải thực sự chịu khó cần cù thì mới bám được với nghề này”.
Ong mật có đặc tính tổ chức bầy đàn rất cao và nhạy cảm với các tác động của ngoại cảnh như: thời tiết, ánh sáng và nhiệt độ. Người nuôi ong phải nắm bắt được các đặc tính cơ bản của ong, có các biện pháp thích hợp trong việc chống rét, chống nóng, thường xuyên vệ sinh thùng đảm bảo khô ráo và sạch sẽ. Có như vậy, đàn ong mới khoẻ mạnh và cho năng suất mật cao, chất lượng. Ong cũng thường hay bị bệnh nếu được chăm sóc không tốt. Một số chứng bệnh thường gặp của ong như bệnh thối trùng, bệnh cúm giò...
Tuy nhiên, theo chia sẻ của các hộ nuôi ong cho biết, với kinh nghiệm nuôi ong lâu năm thì có thể phát hiện và biết ong bị bệnh gì, từ đó có thuốc để điều trị phù hợp.
Để có chất lượng mật tốt, ngoài di chuyển đến những vùng có nhiều hoa thì việc cho ong mật ăn thêm thức ăn cũng được người nuôi hết sức coi trọng.
Theo anh Toàn thì hiện anh có tới 300 đàn ong, cứ 3 ngày anh lại cho ong ăn thức ăn (bột đậu tương quấy nhuyễn) một lần. Lượng thức ăn này cũng tùy thuộc vào lượng đàn ong và tùy thuộc vào lượng mật mà ong tự tìm kiếm được. Việc này chỉ có những người nuôi ong có kinh nghiệm lâu năm mới thực hiện được.
Việc khai thác mật ong cũng là một trong những công đoạn hết sức quan trọng, người nuôi ong phải kiểm tra thường xuyên xem những tổ ong nào có lượng mật vừa đủ. Sau đó thu gom những cầu mật .Dùng dao cạo nhẹ nhàng lớp sáp bám bên cạnh cầu ong. Sau đó bỏ những cầu ong vào máy quay tay để lọc mật ong sẽ cho ra những dòng mật ong sánh vàng màu hổ phách. Trung bình 4 - 5 tuần sẽ khai thác mật ông một lần. Mỗi lần như vậy khoảng 900 lít.
Khách hàng đến tận nơi mua mật ong về dùng dần. Hiện tại, mỗi lít mật ong có giá 70 đến 100 ngàn đồng. Bên cạnh bán lẻ, người nuôi ong lấy mật chủ yếu nhập cho Công ty ong ở Đắc Lắc. Mật ong được đựng trong những thùng nhựa kín, mỗi thùng nặng 50kg.
Anh Toàn cho biết: Trung bình mỗi năm anh nhập cho Công ty khoảng 10 lần, mỗi lần khoảng 900 lít mật ong. Ngoài ra còn thuê 6 - 7 công nhân, lương mỗi tháng 8 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Ông Phan Văn Minh, chủ trang trại trồng các loại đặc sản quýt đường, cam xoàn, sầu riêng, măng cụt tại ấp 4, xã Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) là một nông dân có nhiều ý tưởng mới vì không ngại thử nghiệm những mô hình mới và là người đam mê sáng chế, tự cải tiến, chế tạo nhiều máy móc, dụng cụ trong nông nghiệp.

Chúng tôi tìm đến nhà anh Lê Hoàng Minh vào một buổi chiều, đúng lúc anh đang tất bật hái cam để kịp giao cho khách hàng. Đập vào mắt chúng tôi là một vườn cam sành rộng 1,5ha xanh tốt, trĩu quả. Khoảng nửa tháng nay, ngoài những thành viên trong gia đình, anh Minh còn phải thuê thêm 2 lao động cùng hái và đóng gói cam. Vừa hái những trái cam chín mọng, anh Minh vui vẻ nói: “Đây là năm thứ 2 vườn cam nhà tôi cho thu hoạch.

Ngày 5/2/2015 Công ty Điện lực Tiền Giang phối hợp UBND huyện Chợ Gạo tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình "Hỗ trợ nông dân trồng thanh long đổi đèn tròn sợi đốt bằng đèn Compact tiết kiệm điện". Chương trình do Công ty Điện lực Tiền Giang phối hợp Hội Nông dân tỉnh và Tỉnh đoàn Tiền Giang thực hiện.

Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi nên chỉ thu hoạch được khoảng 500 trái bưởi “bàn tay Phật” đạt tiêu chuẩn, với giá bán 1,2 triệu đồng/cặp. Do số lượng quá ít, nên mấy ngày nay rất nhiều khách hàng từ TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ… hỏi mua, nhưng loại bưởi “độc” này không còn hàng để bán.

Đại diện Viện Cây ăn quả Miền Nam nhận định, hầu hết các mẫu quýt hồng dự thi năm nay đều có phẩm chất và màu sắc tốt. Nếu so với kết quả nghiên cứu trước đây, các tiêu chí về độ Brix và lượng axit tổng trong trái đều đạt tiêu chuẩn cao hơn trước. Tuy nhiên, để nâng cao phẩm chất cho quýt hồng, các cây đạt giải cao tại hội thi năm nay cần được tiếp tục theo dõi và nghiên cứu nhằm tìm ra những đặc tính trội, giúp tăng phẩm chất trái cho quýt hồng Lai Vung trong thời gian tới.