Bám Biển Xa Khơi, Ngư Dân Hái Nhiều Lộc Biển Đầu Năm

Ngư dân phấn khởi khi trúng đậm mùa tôm, cá biển. Thêm vào đó, một số loại hải sản được giá giúp các tàu đánh bắt tăng thêm thu nhập
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng sản lượng thuỷ sản tháng 2 ước đạt 790 ngàn tấn, tăng 2,9% so với năm 2014. Trong đó sản lượng khai thác ước đạt 461 ngàn tấn, tăng 3,8%; sản lượng nuôi trồng ước đạt 329 ngàn tấn, tăng 1,7% so với năm 2014.
Sau những ngày bám biển trước và sau Tết nguyên đán, nhiều chiếc tàu đánh bắt xa khơi của ngư dân miền Bắc, Trung, Nam gặt hái được thành công và thuận lợi.
Tại vùng biển miền Trung như Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên đến các vùng biển Nam Bộ như Kiên Giang, Cà Mau… ngư dân phấn khởi khi trúng đậm mùa tôm, cá biển. Thêm vào đó, một số loại hải sản được giá như cá cơm, cá nục, cá thu, cá ngừ, tôm, nhuyên thể… giúp các tàu đánh bắt tăng thêm thu nhập.
Tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định, hiện nay nghề khai thác cá ngừ đại dương đã phát triển, trở thành nơi sản xuất và xuất khẩu chính ở khu vực miền Trung và cả nước ta. Đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến liên hệ và đặt vấn đề liên kết để khai thác, chế biến cá ngừ xuất khẩu với quy mô lớn.
Theo báo cáo của các địa phương, 2 tháng đầu năm sản lượng khai thác cá ngừ đại dương ước khoảng 2320 tấn, trong đó: Bình Định ước đạt 1300 tấn, Phú Yên ước đạt 550 tấn, Khánh Hòa ước đạt 470 tấn.
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 2 năm 2015 ước đạt 400 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2015 đạt 907 triệu USD, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Sau 5 tháng triển khai nuôi, tỉ lệ cá sống đạt 90%, trọng lượng đạt 0,5 kg/con, lợi nhuận đạt 20 triệu đồng/sào. Trong quá trình nuôi, các hộ dân đã tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. Cán bộ của Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư thị xã Gia Nghĩa đã phổ biến kỹ thuật và phát tài liệu về kỹ thuật nuôi một số loại cá cho các hộ dân và khuyến nông viên.

Xã Mường Mùn, huyện Tuần Giáo có 2.300ha rừng, chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Hầu hết diện tích rừng nằm trong khu vực phòng hộ sông Đà nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần bảo vệ môi trường sống con người... Những năm qua xã Mường Mùn luôn xác định bảo vệ và phát triển rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền và nhân dân trên địa bàn.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, những năm qua, huyện Điện Biên Đông luôn nỗ lực chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) cho người dân. Thông qua các hình thức chuyển giao đào tạo, bồi dưỡng; trực tiếp hướng dẫn nông dân áp dụng KHKT vào sản xuất thông qua các mô hình trình diễn... Đó là yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, kim ngạch xuất khẩu trái cây và rau quả trong năm 2014 có khả năng đạt mức hơn 1,4 tỷ USD, con số cao nhất từ trước cho đến nay. Dự báo sẽ có làn sóng nhập khẩu lớn từ thị trường Việt Nam trong những năm tới sẽ là cơ hội cho nông dân và doanh nghiệp (DN) xuất khẩu nông sản.

Thiếu vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện đang là khó khăn lớn đối với sự phát triển của các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh, nhất là HTX nông nghiệp. Trong khi đó, hàng hóa cung ứng chưa đạt chất lượng đồng đều, sự thiếu năng động của các HTX cũng là khó khăn rất lớn cho việc liên kết tiêu thụ nông sản hiện nay.