Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề Nuôi Gà Thịt Không Dễ

Nghề Nuôi Gà Thịt Không Dễ
Ngày đăng: 13/11/2013

Anh Bùi Thanh Tuấn (xã Định Thủy - Mỏ Cày Nam - Bến Tre) mới xuất bán 600 con gà thả vườn, thu lãi trên 30 triệu đồng. Nhiều người nghe qua, tấm tắc ngợi khen: Trời cho anh Tuấn, mùa Tết này anh ta làm giàu!

* Nuôi gà mạo hiểm

Mức giá gà thịt hiện nay từ 85.000 đến 95.000 đồng/kg là điều thuận lợi cho người nuôi. Ông Dương Chiến Công kể: Có người nuôi, sau vụ thu hoạch lời 100 triệu đồng nhưng cũng có người nuôi xong bị lỗ, mất vốn. Ông Hai Chum mới chuẩn bị bán nhưng chưa kịp xuất chuồng thì gà chết mấy ngàn con (khoảng 1,5 kg/con).

Người chăn nuôi đảm bảo nghiêm ngặt công tác thú y và tích lũy kinh nghiệm để góp phần giảm thiệt hại. Ông Công thí dụ thêm, như ông Bùi Thanh Tuấn, nhiều kinh nghiệm nhưng có đợt cũng “rớt” 2.000 con. Anh Tuấn, người đã đến với nghề nuôi gà thả vườn cách nay 7 năm, nhận định: Nuôi gà không dễ chút nào. Thành công hôm nay là kết quả của một thời gian dài đeo đẳng rút ra nhiều bài học kinh nghiệm.

* Một “bác sĩ” kỹ tính

Ngày nay, người nuôi gà cần hiểu biết rành rẽ và giỏi về công tác thú y mới có thể thành công. Kinh nghiệm từ những người nuôi gà nhiều năm và có thành công nổi trội như ông Phan Thế Hào, Bùi Thanh Tuấn… là không ngừng học hỏi, nghiên cứu. Một mặt nghiên cứu trong tài liệu, từ bạn bè hướng dẫn, nghề dạy nghề, mặt khác, ông Hào không từ bỏ một cuộc hội thảo nào liên quan đến chuyên đề từng chứng bệnh trên gà. Còn anh Tuấn: “Ở đâu có hội thảo, chúng tôi cũng tìm đến. Đó là sự đầu tư, nâng cao tay nghề, còn quan trọng hơn cả vốn liếng”.

Người nuôi gà phải biết thói quen gà ăn, ngủ, tiêu ra phân thế nào là gà tăng trưởng bình thường. Khi có dấu hiệu khác thường, người nuôi phải phát hiện ngay để kịp thời điều trị. Gà ăn hỗn hoặc gà “đi” phân trắng, phân xanh hoặc ngủ gom cụm lại… cũng là hiện tượng gà bệnh. Ngoài ra, gà có đặc tính là sợ lạ, nếu gặp người lạ, gà hoảng hốt sẽ dễ tiêu chảy.

Để trở thành một “bác sĩ” thú y giỏi, cần làm phẫu thuật để tìm hiểu, phân tích kỹ bệnh của gà. Bằng cách này, anh Tuấn đã tự tin vào tay nghề để phát triển đàn gà lên cả triệu con và giúp đỡ nhiều người mới vào nghề biết cách phòng và điều trị bệnh cho gà. Muốn nuôi gà tốt phải chọn vùng đất cao ráo, không bị ngập nước. Vào mùa mưa, những nơi không có địa hình thuận lợi thì không thể nuôi gà để phục vụ thị trường Tết.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Cây Ăn Quả Ở Chợ Mới Phát Triển Cây Ăn Quả Ở Chợ Mới

Xác định phát triển cây ăn quả là một trong những hướng đi quan trọng góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người nông dân. Những năm gần đây, huyện Chợ Mới đã thực hiện chủ trương đẩy mạnh việc phát triển cây ăn quả trên địa bàn dựa vào điều kiện tự nhiên phù hợp với cây trồng.

25/11/2014
Na Và Dứa Được Bảo Hộ Nhãn Hiệu Tập Thể Na Và Dứa Được Bảo Hộ Nhãn Hiệu Tập Thể

Đây là hai nông sản chủ lực của huyện với hơn 1.700 ha na, 350 ha dứa cho thu nhập bình quân hơn 200 triệu đồng/ha/năm, chất lượng thơm ngon, được thị trường ưa chuộng. Doanh thu từ hai loại cây trồng này mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Việc bảo hộ nhãn hiệu giúp cho việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm thuận lợi, nâng cao thu nhập cho nông dân.

25/11/2014
Trái Bưởi Trái Bưởi "Bàn Tay Phật" Đã Ra Thị Trường

Lần đầu tiên nông dân trồng bưởi ở ĐBSCL hết sức phấn khởi khi được Cty Nguyễn Gia (Hà Nội) đứng ra cung cấp vật tư (khuôn), kỹ thuật, đồng thời bao tiêu 100% sản phẩm bưởi bàn tay Phật (còn gọi là bưởi lễ Cát Tường) để tung ra thị trường Tết Ất Mùi sắp tới.

25/11/2014
Khai Mạc Hội Nghị Lần 9 Về Bệnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Châu Á Khai Mạc Hội Nghị Lần 9 Về Bệnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Châu Á

Ngoài ra, đây cũng là nơi tạo điều kiện thuận lợi để các đối tác Việt Nam và quốc tế mở rộng mối quan hệ hợp tác, nghiên cứu, thị trường buôn bán thủy sản, sản phẩm thủy sản, thuốc thú y thủy sản nhằm mục đích thúc đẩy ngành NTTS tăng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sinh thái. Hội nghị DAA9 sẽ còn tiếp tục đến hết ngày 28/11.

25/11/2014
Hành Động Vì Ngành Cà Phê Bền Vững Hành Động Vì Ngành Cà Phê Bền Vững

Thời điểm này cũng chứng kiến sự đột phá trong đổi mới tổ chức ngành hàng với sự ra đời của Ban Điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam. Nhiệm vụ chính của Ban này là hỗ trợ Bộ NN-PTNT trong nghiên cứu và đề xuất chính sách, điều phối việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, thông tin và đối thoại, xúc tiến thương mại…

25/11/2014