Nghề nuôi đà điểu hết thời

Quảng Nam có điều kiện khí hậu, đất đai khá thích hợp cho việc nuôi đà điểu thương phẩm. Nuôi đà điểu cũng không sợ dịch bệnh. Bởi chính tại vùng đất này nhiều đợt dịch cúm gia cầm xảy ra, nhưng điểu vẫn không bị ảnh hưởng. Hơn nữa trước đây nuôi con này còn được cung cấp con giống và bao tiêu đầu ra.
Bà Nguyễn Thị Minh Phương (63 tuổi) xã Tam Xuân II, huyện Núi Thành, Quảng Nam cho biết: Từ năm 2010 trang trại của tôi nuôi được 20 con đà điểu để bán thịt. Lúc bấy giờ không đủ đà điểu thương phẩm để cung cấp cho thị trường. Nuôi đà điểu trước đây còn được cung cấp con giống, chi phí ban đầu tư chuồng trại ít tốn kém, nhưng giá thành bán cao 1kg thịt đà điểu loại 1 lên tới 195.000 đồng.
Còn ông Nguyễn Thành Long, ở xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ nói: Trại đà điểu của tôi cách đây khoảng 5 năm là điểm tham quan học tập của không ít nông dân trong tỉnh Quảng Nam. Thế nhưng giờ quá khó khăn.
Trước đây về các xã ven biển Quảng Nam thấy những chú đà điểu mạnh mẽ béo tròn, chứng tỏ chúng đang sinh trưởng tốt, thích nghi với môi trường vùng cát. Mô hình chăn nuôi đà điểu tại gia lúc bấy giờ là kỳ vọng để phát triển kinh tế cho các gia đình nghèo vùng cát Quảng Nam. Vì cung không đủ cầu, cho lợi nhuận cao hơn so với trồng hoa màu và thời gian thu hoạch nhanh hơn. Là một “mốt” mới trong chăn nuôi, nên ai ai cũng muốn và đầu tư nuôi đà điểu.
Thế nhưng hiện nay nghề nuôi đà điểu đã qua rồi cái thời hoàng kim. Bà Phương cho biết: Cố gắng giữ trang trại nuôi đà điểu, nhưng ngày càng khó khăn, đến năm 2014 tôi đã phải giã từ con này mà chuyển qua nuôi heo rừng. Nguyên nhân là do không được Trung tâm con giống đà điều bán con giống nữa. Chi phí ngày càng cao lại bí đầu ra và còn nhiều vấn đề khác.
Ông Nguyễn Đăng Hưởng Phó bí thư - Chủ tịch UBND xã Tam Xuân II cho biết: Người dân từ bỏ con đà điểu là do chưa được chuyển đổi khoa học- kỹ thuật, không được đào tạo bài bản về kỷ năng chăm sóc nuôi đà điểu, đà điểu không phát triển khiến, đầu ra thị trường không ổn định, giá cả luôn bấp bênh khiến các hộ nuôi lỗ nặng.
Để phát triển mô hình này trở lại và phát huy hiệu quả, theo ông Hưởng, các cấp chính quyền cần tạo điều kiện giúp đỡ người dân có nguồn con giống, kỹ thuật nuôi đà điểu. Bên cạnh đó là những giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ cho người dân như vay vốn, tìm đầu ra sản phẩm ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình trạng hầu hết nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu khiến giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tăng phi mã, các nhà khoa học đã đưa ra một số nguyên liệu như thóc, gạo, sắn… thay thế để giảm chi phí đầu vào.

Cụt cánh tay trái do vấp phải bom bi trong một lần đào gốc tre, những tưởng cuộc sống của anh sẽ rơi vào khốn khó. Nhưng bằng ý chí và nghị lực của mình, anh đã dần vượt qua được khó khăn, mặc cảm để đưa gia đình vươn lên làm giàu bằng nghề chăn nuôi vịt đồng. Đó là anh Võ Văn Đề, 51 tuổi ở thôn Hội Yên, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng (Quảng Trị)…

Đi tham quan mô hình gồm có 150 gian chuồng mới được dựng lên kiên cố trên diện tích nhà hình chữ U rộng khoảng 200m2, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Hệ thống điện, các ô cửa cho ánh sáng tự nhiên, khoang chứa nước… đều được bố trí khoa học, đầy đủ, rất thuận tiện cho việc chăm sóc vật nuôi.

Theo Matthew Briggs, cố vấn nuôi trồng thủy sản của công ty Ridley Aquafeed với hơn chục năm kinh nghiệm trong ngành tôm Đông Nam Á, thiếu hụt do Hội chứng EMS khắp châu Á nhiều khả năng sẽ kéo dài ít nhất trong vài năm tới, thậm chí “có thể lâu hơn”

Thời gian qua, dịch bệnh trên các loài thủy sản nuôi liên tiếp diễn ra khiến nhiều hộ nuôi lao đao. Không chỉ gây nên thiệt hại về kinh tế, dịch bệnh còn khiến tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Tôm là một trong những loài thủy sản được nuôi phổ biến do mang lại giá trị cao.