Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề Ép Chuối Khô Giúp Người Dân Thoát Nghèo

Nghề Ép Chuối Khô Giúp Người Dân Thoát Nghèo
Ngày đăng: 31/10/2014

Theo thống kê, tỉnh Cà Mau có diện tích trồng chuối lớn thứ 2 trong khu vực ĐBSCL, với 5.509 ha, tập trung các huyện: U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình. Năng suất trung bình 10,5 tấn/ha và sản lượng trên 44.000 tấn/năm.

Với lợi thế nguồn nguyên liệu chuối có sẵn tại địa phương, nghề ép chuối khô được nhiều hộ dân ấp 10B, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời chọn làm và mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xoá đói giảm nghèo. Cứ mỗi khi mùa mưa sắp kết thúc, bà con ở đây ai cũng náo nức chuẩn bị đương vĩ, làm giàn và các vật dụng cần thiết khác để chuẩn bị bước vào mùa ép chuối khô.

Theo lời kể của ông Phạm Văn Tiễn, ở ấp 10B, nghề ép chuối khô nơi đây có truyền thống hàng trăm năm. Nghề này đã lưu truyền cho đến ngày hôm nay theo cách cha truyền con nối. Chuối ép ở đây vị ngon, ngọt, bởi vùng đất này rất thích hợp cho cây chuối phát triển.

Ông Tiễn cho biết thêm, vốn đầu tư cho mùa ép chuối khô không lớn, khoảng 15 - 20 triệu đồng, nhưng lợi nhuận khá cao, giúp nhiều hộ thoát nghèo. Hiện tại, một chục chuối (14 nải) giá khoảng 28.000 - 35.000 đồng, bình quân ép được 5 ký chuối khô; giá bán chuối khô khoảng 15.000 đồng/kg, trừ chi phí lợi nhuận khoảng 35.000 đồng. Bình quân từ 2 - 7 giờ sáng mỗi người ép được 5 chục chuối, lợi nhuận 175.000 đồng/ngày. Sản phẩm làm ra không đủ bán, thương lái từ Cà Mau, TP Hồ Chí Minh đến đặt mua hàng với số lượng lớn.

Ông Tiễn còn cho biết thêm, nghề ép chuối khô ở đây rất mạnh, toàn ấp hiện có khoảng 125 hộ với trên 550 lao động làm nghề này, góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập cho gia đình, cải thiện đời sống.

“Chuối là một trong những loại cây dễ trồng, có khả năng thích nghi với điều kiện đất đai thổ nhưỡng của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay đa số nông dân đều trồng với quy mô nhỏ lẻ, nên việc đầu tư chăm sóc và áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào quá trình sản xuất chưa được quan tâm.

Vì vậy, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao, rất cần được các ngành liên quan xây dựng mô hình nâng cao năng suất, chất lượng cây chuối”, ông Nguyễn Văn Ðấu, ấp 10B, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, mong muốn.

Ngoài ra, phương thức ép chuối khô của bà con nơi đây cũng mang tính thủ công, sản xuất nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết nên số lượng thành phẩm không ổn định, không đảm bảo cung ứng cho thị trường, nhất là trong dịp lễ, Tết.

Ðể tạo ra nhiều sản phẩm đạt chất lượng, đặc biệt xây dựng thương hiệu làng nghề ép chuối khô truyền thống, các ngành có liên quan cần quan tâm hỗ trợ vốn, kỹ thuật sản xuất, nhằm giúp bà con nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo bền vững và vươn lên làm giàu.


Có thể bạn quan tâm

Cá tra đồng bằng và cá thanh châu Âu Cá tra đồng bằng và cá thanh châu Âu

Sản phẩm cá tra ở ĐBSCL, tới cuối năm 2014, với tên Pangasius, đã được xuất khẩu đến 151 quốc gia và vùng lãnh thổ, doanh thu hơn 1,76 tỉ USD. Tuy nhiên, nếu được tinh chế thay vì chỉ xuất hàng phi-lê đông lạnh, giá trị con cá tra đồng bằng hẳn sẽ cạnh tranh được với cá thanh châu Âu.

16/04/2015
Nuôi cá tra chất lượng hơn là số lượng Nuôi cá tra chất lượng hơn là số lượng

Bất cập chất lượng, vùng nuôi thiếu ổn định… đã đẩy việc sản xuất và tiêu thụ cá tra thời gian qua gặp không ít khó khăn.

16/04/2015
Phú Yên ứng dụng công nghệ tiên tiến trong đánh bắt hải sản Phú Yên ứng dụng công nghệ tiên tiến trong đánh bắt hải sản

Ngư dân TP Tuy Hòa (Phú Yên) vừa được chuyển giao công nghệ đánh bắt cá ngừ đại dương sử dụng hệ thống chiếu sáng LED và câu mực xà lá (mực khổng lồ) theo công nghệ Nhật Bản. Đây là những công nghệ tiên tiến, đạt năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế đang được thử nghiệm đối với ngư dân Phú Yên.

16/04/2015
“Đánh” bẫy tôm hùm “Đánh” bẫy tôm hùm

7 giờ sáng, chiếc ca nô đưa đội công tác liên ngành rời cảng Phú Hài (Phan Thiết, Bình Thuận) đến với tàu tuần tra của Chi cục Thủy sản, bắt đầu hành trình ngày thứ ba trong cuộc chiến với “bẫy” tôm hùm. Có thể nói, đây là cuộc ra quân quyết liệt nhất từ trước đến nay để trả lại vẻ đẹp cho vùng biển Phan Thiết, lâu nay bị xâu xé bởi mạng lưới “bẫy” tôm hùm.

16/04/2015
Cần khai thác nguồn điện gió cho các làng bè nuôi trồng thủy sản Cần khai thác nguồn điện gió cho các làng bè nuôi trồng thủy sản

Với điều kiện đặc thù của nghề nuôi thủy sản lồng bè trên các vùng sông nước, vùng cửa biển thì việc có điện phục vụ nuôi trồng và sinh hoạt thường ngày là cả một vấn đề nan giải… Việc một ngư dân nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và, xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu mạnh dạn bỏ số tiền khá lớn đầu tư hệ thống điện gió và bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt đã làm rất nhiều người không khỏi ngạc nhiên và thú vị.

16/04/2015