Nghề biển ở Duy Hải

Những ngày qua, thời tiết nắng nóng, người dân xã Duy Hải tập trung hấp cá, tẩm cá, làm cá bò khô. “Qua mùa nắng rồi thì có muốn cũng chẳng thể sản xuất được. Thời điểm cuối vụ, chị em chúng tôi tranh thủ hấp cá, làm cá bò để có thêm thu nhập. Vụ này đi qua, tùy theo việc, có thể chúng tôi sẽ làm nghề bán cá, phụ chồng đi biển hoặc tham gia làm mắm cùng chị em địa phương” - chị Ngô Thị Phượng ở thôn Trung Phường nói. Ông Võ Quốc Hai - cán bộ phụ trách thủy sản UBND xã Duy Hải cho biết, trên địa bàn hiện có 4 cơ sở chế biến cá bò, cá hấp với tổng sản lượng khoảng 7 nghìn tấn/năm, tạo thu nhập tương đối ổn định cho lao động nữ ở mức 3 triệu đồng mỗi tháng. Toàn xã cũng có gần 10 cơ sở chế biến nước mắm, thương hiệu tiếp tục được khẳng định nhờ hoạt động quảng bá sản phẩm thông qua các hội chợ dịp cuối năm.
Chế biến hải sản hoạt động hiệu quả ở xã Duy Hải nhờ khai thác tăng sản lượng trong thời gian qua. Đến nay, toàn xã có 127 tàu thuyền, tổng công suất 5.265CV, trong đó tàu cá có 11 tàu công suất từ 90CV trở lên. Nghề cá ở xã phân bổ theo các nghề lưới vây, câu khơi, câu cá hố, lờ mực. Đến xã Duy Hải hỏi tìm ngư dân sản xuất giỏi, người ta chỉ ngay đến ông Lê Chí ở thôn An Lương. Theo ông Chí, nghề câu cá hố gia đình khai thác đạt trong vài năm trở lại đây. Mỗi chuyến biển (khoảng 10 ngày - PV) đem lại nguồn thu hàng chục triệu đồng. Từ việc ổn định sản xuất, ông Chí đang đầu tư cải hoán nâng cấp tàu cá có công suất từ 60CV lên thành 150CV để thuận lợi hơn trong sản xuất.
Tổng sản lượng đánh bắt trong năm 2014 của Duy Hải đạt hơn 6 nghìn tấn, vượt 15% so với kế hoạch. Đáng chú ý, hải sản xuất khẩu như mực, cá hố chiếm khoảng 33% sản lượng chung. Đến thời điểm này của năm 2015, tổng sản lượng khai thác hải sản của xã đạt khoảng 5 nghìn tấn (tăng 10% so với cùng kỳ). Ông Nguyễn Văn Thống - Phó Chủ tịch UBND xã Duy Hải cho rằng, nghề biển của xã tương đối phát triển trong thời gian qua nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Địa phương đang khuyến khích ngư dân góp vốn đầu tư tàu có công suất lớn để đánh bắt xa bờ theo hướng vừa khai thác vừa bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tin vui đối với làng biển Duy Hải là mới đây, UBND tỉnh đã có quyết định phân bổ cho ngư dân địa phương được vay vốn lãi suất ưu đãi để đóng mới 3 tàu vỏ composite có công suất từ 800CV trở lên để hoạt động trên các vùng biển xa của Tổ quốc.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và nhiều tỉnh, thành lân cận thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), bệnh chổi rồng trên cây nhãn đã làm nhà vườn thất thu từ 10 đến 90% sản lượng. Có nhiều tỉnh, thành đã công bố dịch và tập trung nhiều giải pháp để phòng, trừ dịch nhằm hạn chế sự lây lan.

Lúc đó tử cung hồi phục chưa hoàn toàn, cổ tử cung đóng lại chưa kín toàn bộ phần sừng và thân tử cung có thể chui qua được cổ tử cung ra ngoài thành bệnh. Điều trị bệnh này trước tiên ta phải áp dụng thủ thuật đẩy tử cung vào xoang chậu.

Với chức năng của tổ chức nghề nghiệp, tham mưu cho tỉnh và phối hợp với ngành nông nghiệp vận động nông dân phát triển kinh tế vườn, những năm gần đây, Hội Làm vườn (HLV) Sóc Trăng dành nhiều ưu tiên cho kinh tế trang trại nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương

Tập trung nuôi tôm trong vụ chính,bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau.Vụ phụ mùa mưa hạn chế tối đa việc thả nuôi hoặc chuỵển sang nuôi các lòai thủy sản khác như cá rô phi,cá điêu hồng

Trước đó, ngày 21/3, Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) đã tiến hành thử nghiệm thuốc kích thích tăng trưởng trên 1.000m2 rau cải ở Quảng Ngãi. Chiều 24/3, tại TP.HCM cũng bắt đầu đợt phun thuốc trên rau cải.