Nghề biển ở Duy Hải

Những ngày qua, thời tiết nắng nóng, người dân xã Duy Hải tập trung hấp cá, tẩm cá, làm cá bò khô. “Qua mùa nắng rồi thì có muốn cũng chẳng thể sản xuất được. Thời điểm cuối vụ, chị em chúng tôi tranh thủ hấp cá, làm cá bò để có thêm thu nhập. Vụ này đi qua, tùy theo việc, có thể chúng tôi sẽ làm nghề bán cá, phụ chồng đi biển hoặc tham gia làm mắm cùng chị em địa phương” - chị Ngô Thị Phượng ở thôn Trung Phường nói. Ông Võ Quốc Hai - cán bộ phụ trách thủy sản UBND xã Duy Hải cho biết, trên địa bàn hiện có 4 cơ sở chế biến cá bò, cá hấp với tổng sản lượng khoảng 7 nghìn tấn/năm, tạo thu nhập tương đối ổn định cho lao động nữ ở mức 3 triệu đồng mỗi tháng. Toàn xã cũng có gần 10 cơ sở chế biến nước mắm, thương hiệu tiếp tục được khẳng định nhờ hoạt động quảng bá sản phẩm thông qua các hội chợ dịp cuối năm.
Chế biến hải sản hoạt động hiệu quả ở xã Duy Hải nhờ khai thác tăng sản lượng trong thời gian qua. Đến nay, toàn xã có 127 tàu thuyền, tổng công suất 5.265CV, trong đó tàu cá có 11 tàu công suất từ 90CV trở lên. Nghề cá ở xã phân bổ theo các nghề lưới vây, câu khơi, câu cá hố, lờ mực. Đến xã Duy Hải hỏi tìm ngư dân sản xuất giỏi, người ta chỉ ngay đến ông Lê Chí ở thôn An Lương. Theo ông Chí, nghề câu cá hố gia đình khai thác đạt trong vài năm trở lại đây. Mỗi chuyến biển (khoảng 10 ngày - PV) đem lại nguồn thu hàng chục triệu đồng. Từ việc ổn định sản xuất, ông Chí đang đầu tư cải hoán nâng cấp tàu cá có công suất từ 60CV lên thành 150CV để thuận lợi hơn trong sản xuất.
Tổng sản lượng đánh bắt trong năm 2014 của Duy Hải đạt hơn 6 nghìn tấn, vượt 15% so với kế hoạch. Đáng chú ý, hải sản xuất khẩu như mực, cá hố chiếm khoảng 33% sản lượng chung. Đến thời điểm này của năm 2015, tổng sản lượng khai thác hải sản của xã đạt khoảng 5 nghìn tấn (tăng 10% so với cùng kỳ). Ông Nguyễn Văn Thống - Phó Chủ tịch UBND xã Duy Hải cho rằng, nghề biển của xã tương đối phát triển trong thời gian qua nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Địa phương đang khuyến khích ngư dân góp vốn đầu tư tàu có công suất lớn để đánh bắt xa bờ theo hướng vừa khai thác vừa bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tin vui đối với làng biển Duy Hải là mới đây, UBND tỉnh đã có quyết định phân bổ cho ngư dân địa phương được vay vốn lãi suất ưu đãi để đóng mới 3 tàu vỏ composite có công suất từ 800CV trở lên để hoạt động trên các vùng biển xa của Tổ quốc.
Có thể bạn quan tâm

Chiều ngày 6-11, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành quyết định số 2677/QĐ-UBND, công bố dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm tại hai xã Tân Phú và Tân Thới, huyện Tân Phú Đông.

Những năm qua, sản phẩm cây vụ đông nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu của tỉnh Nam Định như: Cà chua các loại, dưa chuột (trung tử, bao tử), ngô ngọt, ngô bao tử, cải dầu… đã được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức thu mua với giá trị cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần sản xuất đại trà, góp phần hình thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương.

Hợp tác xã (HTX) bưởi da xanh Mỹ Thạnh An (xã Phú Nhuận - TP. Bến Tre) ngoài việc mua bán bưởi da xanh còn mua dừa tươi gọt vỏ để cung cấp cho hệ thống siêu thị Big C ở TP. Hồ Chí Minh.

Nhiều nông dân trồng tiêu diện tích lớn tại các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ (Đồng Nai) cho biết, hiện thương lái và các đại lý đang vào tận nhà tìm mua hạt tiêu đen với giá xấp xỉ 150 ngàn đồng/kg, cao hơn giá thị trường khoảng 20 ngàn đồng/kg.

Trở lại vùng nuôi tu hài ở Vân Đồn vào thời gian này, chúng tôi vẫn chứng kiến không khí lo lắng trên khuôn mặt của những hộ nuôi ở đây. Khác với nỗi lo như đợt tu hài chết hồi năm ngoái, giờ đây người nuôi lại lo lắng về việc gom vốn để tiếp tục đầu tư vào sự mạo hiểm này không, hay lại mang tiền bỏ xuống biển.