Nghệ An tăng cường quản lý lợn giống và thức ăn chăn nuôi

Mục đích triển khai quản lý lợn đực giống nhằm tăng cường công tác quản lý về giống vật nuôi đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng bền vững-hiệu quả-nâng cao giá trị gia tăng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng Lợn đực giống, phát huy hiệu quả lai tạo giống, nâng cao chất lượng đàn lợn của tỉnh; nâng cao nhận thức của người chăn nuôi trong việc chọn lọc giống, lai tạo giống, sử dụng tinh và sử dụng lợn đực giống để phối giống cho lợn nái.
Theo đó, kế hoạch gồm các nội dung như: Triển khai thống kê, phân loại lợn đực giống; đánh giá, phân loại và đeo thẻ tai cho lợn đực giống và công khai kết quả; xử lý kết quả, nhập số liệu, thông tin và hồ sơ theo dõi lợn đực giống; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền về tác dụng của việc sử dụng lợn đực giống đạt tiêu chuẩn và tác hại của sử dụng lợn đực giống kém chất lượng đến người chăn nuôi.
Hội nghị cũng đã thảo luận, triển khai công tác quản lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Theo đó, bên cạnh việc tuyên truyền về các quy định trong lĩnh vực này, còn tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề chất lượng và an toàn thức ăn chăn nuôi; kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, kinh doanh và an toàn thức ăn chăn nuôi; kiểm tra giám sát chất lượng và ATTP đối với nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi thành phẩm; kiểm tra giám sát chất cấm trong sản xuất, sử dụng thức ăn chăn nuôi.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Vi Lưu Bình - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT nêu rõ: Công tác giống có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển chăn nuôi, là một trong những yếu tố tiên quyết đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả chăn nuôi. Tuy nhiên trong thời gian qua, công tác này vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu của người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó là tình trạng lạm dụng các chất cấm, chất kích thích, kháng sinh tràn lan, gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe người tiêu dùng. Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 nhà máy và trên 70 hãng sản xuất đang cung ứng thức ăn chăn nuôi với hàng trăm loại sản phẩm khác nhau. Qua điều tra có 100% trang trại, gia trại và trên 60% số hộ chăn nuôi có sử dụng thức ăn công nghiệp, một số sử dụng thức ăn dư thừa hoặc các chất bổ sung, thuốc thú y… là những đối tượng có nguy cơ cao về chất lượng và ATTP.
Trước yêu cầu ngày càng cao của phát triển chăn nuôi, nhu cầu người tiêu dùng cũng như yêu cầu, thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế, quản lý lợn đực giống và thức ăn chăn nuôi được coi là một yêu cầu cần thiết và bắt buộc. Sau hội nghị cấp tỉnh, các huyện sẽ tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch này, theo đó từng vấn đề cụ thể của các kế hoạch này phải được triển khai đến tận cấp quản lý cơ sở, tuyên truyền đến tận người chăn nuôi để bà con có sự lựa chọn tốt nhất trong phát triển chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Tạp chí khoa học Nature số mới nhất xuất bản ngày 9/7/2015 công bố kết quả của hai nhóm khoa học gia Trung Quốc, cho biết họ đã xác định chính xác biến thể của một gen dùng để nâng cao chất lượng và năng suất của lúa gạo.

Theo con số thống kê chưa đầy đủ, vụ lạc Xuân năm nay tỉnh Hà Giang trồng trên 6.000 ha. Năng suất bình quân tại các huyện: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên ước đạt gần 30 tạ/ha. Sản lượng ước đạt 18.000 tấn. Giá bán lạc tại thời điểm hiện tại dao động từ 22.000 – 23.500đ/kg, cao hơn cùng kỳ năm trước từ 6.000 – 7.000đ/kg.

Sáng 8.7, Trạm khuyến nông Vân Canh (Bình Định) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trồng mè trên đất thiếu nước tưới, trồng lúa kém hiệu quả, tại thôn Tăng Lợi, xã Canh Vinh. Tham dự hội thảo có lãnh đạo UBND, các ngành, hội, đoàn thể, người tham gia mô hình và một số nông dân tiêu biểu ở xã Canh Vinh.

Cái được lớn nhất khiến người dân yên tâm là những diện tích được chuyển đổi sang trồng đậu xanh và hoa màu sử dụng ít nước đã cho năng suất, sản lượng cao.

Qua kết quả đo đạc và phân tích mẫu nước trên các tuyến sông chính phục vụ cho nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản mới đây, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau nhận định: Các yếu tố môi trường nước tương đối thuận lợi cho việc sản xuất, thả giống và phát triển của thủy sản nuôi.