Nghệ An tăng cường quản lý lợn giống và thức ăn chăn nuôi

Mục đích triển khai quản lý lợn đực giống nhằm tăng cường công tác quản lý về giống vật nuôi đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng bền vững-hiệu quả-nâng cao giá trị gia tăng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng Lợn đực giống, phát huy hiệu quả lai tạo giống, nâng cao chất lượng đàn lợn của tỉnh; nâng cao nhận thức của người chăn nuôi trong việc chọn lọc giống, lai tạo giống, sử dụng tinh và sử dụng lợn đực giống để phối giống cho lợn nái.
Theo đó, kế hoạch gồm các nội dung như: Triển khai thống kê, phân loại lợn đực giống; đánh giá, phân loại và đeo thẻ tai cho lợn đực giống và công khai kết quả; xử lý kết quả, nhập số liệu, thông tin và hồ sơ theo dõi lợn đực giống; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền về tác dụng của việc sử dụng lợn đực giống đạt tiêu chuẩn và tác hại của sử dụng lợn đực giống kém chất lượng đến người chăn nuôi.
Hội nghị cũng đã thảo luận, triển khai công tác quản lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Theo đó, bên cạnh việc tuyên truyền về các quy định trong lĩnh vực này, còn tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề chất lượng và an toàn thức ăn chăn nuôi; kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, kinh doanh và an toàn thức ăn chăn nuôi; kiểm tra giám sát chất lượng và ATTP đối với nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi thành phẩm; kiểm tra giám sát chất cấm trong sản xuất, sử dụng thức ăn chăn nuôi.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Vi Lưu Bình - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT nêu rõ: Công tác giống có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển chăn nuôi, là một trong những yếu tố tiên quyết đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả chăn nuôi. Tuy nhiên trong thời gian qua, công tác này vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu của người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó là tình trạng lạm dụng các chất cấm, chất kích thích, kháng sinh tràn lan, gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe người tiêu dùng. Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 nhà máy và trên 70 hãng sản xuất đang cung ứng thức ăn chăn nuôi với hàng trăm loại sản phẩm khác nhau. Qua điều tra có 100% trang trại, gia trại và trên 60% số hộ chăn nuôi có sử dụng thức ăn công nghiệp, một số sử dụng thức ăn dư thừa hoặc các chất bổ sung, thuốc thú y… là những đối tượng có nguy cơ cao về chất lượng và ATTP.
Trước yêu cầu ngày càng cao của phát triển chăn nuôi, nhu cầu người tiêu dùng cũng như yêu cầu, thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế, quản lý lợn đực giống và thức ăn chăn nuôi được coi là một yêu cầu cần thiết và bắt buộc. Sau hội nghị cấp tỉnh, các huyện sẽ tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch này, theo đó từng vấn đề cụ thể của các kế hoạch này phải được triển khai đến tận cấp quản lý cơ sở, tuyên truyền đến tận người chăn nuôi để bà con có sự lựa chọn tốt nhất trong phát triển chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Thấy mì bán được giá, thời gian qua hàng ngàn hộ dân hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum ồ ạt chuyển qua trồng loại cây ngắn ngày. Diện tích và sản lượng tăng nhưng thị trường tiêu thụ hạn hẹp, khiến mì nguyên liệu rớt giá, không có nơi tiêu thụ.

Tinh bột khoai nưa có thể sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất nhiều loại kẹo bánh, làm miến, đặc biệt có thể sử dụng trong công nghiệp để hồ vải. Nếu phát triển công nghiệp chế biến ethanol thì tinh bột cây nưa sẽ là nguồn nguyên liệu đáng kể để sản xuất nhiên liệu sinh học trong tương lai. Khoai nưa dễ trồng, kỹ thuật đơn giản, ít bị sâu bệnh hại, năng suất khá cao, đầu tư chi phí thấp mà hiệu quả cao.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có văn bản thống nhất kinh phí chi hỗ trợ cho người dân có diện tích nhãn bị thiệt hại do bệnh chổi rồng trên địa bàn tỉnh với tổng số tiền khoảng 71,23 tỷ đồng cho các huyện, thành phố. Cụ thể: Mang Thít 12,87 tỷ đồng; Tam Bình 2,23 tỷ đồng; Vũng Liêm 3,38 tỷ đồng; Trà Ôn 5,1 tỷ đồng; Long Hồ 38,5 tỷ đồng; Bình Minh 1,34 tỷ đồng; Bình Tân 1,87 tỷ đồng và TP Vĩnh Long 5,95 tỷ đồng.

Mô hình nuôi ong trang trại của gia đình anh Hà Ngọc Tĩnh, bản Kiến Xương, xã Phổng Lái (Thuận Châu - Sơn La) cho thu nhập hàng năm gần 200 triệu đồng.

Anh Lê Văn Pho, ngụ ấp Tân Phú (Phú Thạnh, Tân Phú Đông, Tiền Giang), sau nhiều năm canh tác mấy công đất lúa năng suất thấp, anh đã mạnh dạn đầu tư 50 triệu đồng để xây dựng mô hình trồng nấm linh chi tại gia đình mình.