Nghệ An Phấn Đấu Hết Năm 2014 Trồng Được 4.000 Ha Cao Su

Ngày 20/7, Ban lãnh đạo Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam do ông Lê Minh Châu - Phó Tổng giám đốc dẫn đầu đã đi kiểm tra tiến độ trồng cây cao su tại Thanh Chương. Cùng đi có ông Phạm Trung Thái - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư phát triển cao su Nghệ An.
Từ đầu năm đến nay, Công ty CP Đầu tư phát triển cao su Nghệ An đã trồng mới được 700 ha cao su, nâng diện tích cao su đến thời điểm hiện tại lên 2.700 ha.
Hiện tại, vườn ươm của Công ty đang phát triển rất tốt, chủ động nguồn giống 3- 4 tầng lá ổn định để từ nay đến hết năm 2014 dự kiến sẽ trồng thêm 1.300 ha cao su tại các huyện Thanh Chương, Anh Sơn và Quế Phong.
Theo kế hoạch, bắt đầu từ năm 2015 trở đi, Công ty sẽ tiến hành xây dựng các nhà máy chế biến cao su trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nguồn nguyên liệu tại chỗ.
Theo đánh giá của lãnh đạo Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, tốc độ phát triển của cây cao su ở Nghệ An hiện đang bảo đảm đúng tiến độ kế hoạch đề ra, cây phát triển tốt không những về tốc độ tăng trưởng mà còn cả về độ đồng đều- một yếu tố quan trọng trong cấu thành năng suất vườn cây.
Có thể bạn quan tâm

Ông Hồ Ngọc Dinh - Chủ tịch Hội Nông dân phường 12, Đà Lạt cho rằng: Vì 2 năm trở lại đây giá Atiso tăng cao nên bà con quay lại trồng Atiso rất nhiều, diện tích Atiso tại phường 12 khoảng 45ha, tăng 5ha. Sản lượng Atiso cung cấp ra thị trường tăng nên giá giảm đi.

Với vẻ mặt đầy phấn khởi, anh Tuân cho biết: "Từ nay đến thời điểm thu hoạch rộ măng cụt, tôi còn thu được từ 900kg đến 1 tấn nữa và chỉ cần giá bán từ 15.000 tới 20.000 đồng/kg tôi sẽ có mức lãi 80 – 90 triệu đồng."

Khi màn sương còn giăng trên các sườn núi, ánh mặt trời còn khuất sau những mái lá thì nhiều nhà vườn đã tất bật chở những giỏ dâu chín mọng vừa hái xuống tận chân núi Cấm (Tịnh Biên - An Giang) để giao cho các chủ vựa. Đó là một ngày bận rộn của người dân nơi đây khi mùa dâu về trên xứ núi.

Đã 10 ngày nay, tại cửa khẩu Tân Thanh, không có lô hàng hoa quả nào nhập vào Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật vùng 7 cho biết.

Trong 2 tháng qua, cơ quan chức năng 7 tỉnh miền Trung đã kiểm tra, xử phạt các doanh nghiệp, cá nhân hơn 350 triệu đồng vì vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón.