Nghệ An nuôi tôm an toàn sinh học theo quy trình VietGAP

Sau gần một năm triển khai, các địa phương đã đạt được những thành công bước đầu.
Trong khuôn khổ của dự án, các cơ sở được lựa chọn áp dụng mô hình nuôi tôm chân trắng theo VietGAP được dự án hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn và chế phẩm sinh học, với tổng diện tích 2ha; các cơ sở được lựa chọn phải cam kết đối ứng và tuân thủ yêu cầu của dự án để cùng thực hiện triển khai mô hình VietGAP.
Dự án hướng dẫn các mô hình áp dụng theo quy phạm VietGAP; từ việc cải tạo, nâng cấp điều kiện sản xuất (hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống ao nuôi, ao lắng; hệ thống xử lý chất thải; khu sinh hoạt...), đến xây dựng chương trình quản lý nuôi theo VietGAP (xây dựng tài liệu quy trình kỹ thuật nuôi; xây dựng hồ sơ kiểm soát các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học; hồ sơ kiểm soát sức khỏe tôm nuôi, kiểm soát bệnh dịch, kiểm soát chất thải; hồ sơ về an toàn lao động...).
Bên cạnh đó, dự án tổ chức tập huấn quy phạm VietGAP cho các hộ dân nuôi tôm tại địa bàn 2 huyện Diễn Châu và Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Theo quy trình nuôi tôm VietGAP, trước khi thả, người nuôi phải tiến hành kiểm tra các yếu tố môi trường như độ pH, độ kiềm, độ mặn... để phát hiện, điều chỉnh thích hợp, tránh gây sốc cho tôm. Nếu thực hiện đúng quy trình VietGAP thì tỷ lệ tôm sống sẽ đạt trên 85%, sinh trưởng nhanh, không những cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn mà còn nâng cao hiệu quả về môi trường vì nguồn nước thải và ao đầm được xử lý cơ bản triệt để.
Tại xã Diễn Trung (Diễn Châu), xã đã quy hoạch vùng an toàn sinh học, thành lập 1 tổ cộng đồng có quy ước để nuôi theo qui trình VietGAP gồm 12 hộ tham gia trên diện tích 20 ha.
Vùng nuôi an toàn sinh học được xây dựng đảm bảo về cơ sở hạ tầng, hệ thống kênh mương cấp thoát nước riêng biệt, không xả thải ra môi trường. Nhờ được đầu tư, đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật nên năng suất luôn cao hơn vùng nuôi đại trà khác khoảng 20%.
Sau gần 3 tháng nuôi, trên diện tích 4.000m2, một hộ nuôi thu được 4.300 kg tôm, tỷ lệ sống đạt 85%, kích cỡ tôm đạt 80 con/kg; với giá bán 130.000 đồng/kg, người nuôi có tổng thu 559 triệu đồng, trừ chi phí, lợi nhuận thu được 258 triệu đồng.
Tại xã Quỳnh Thanh (Quỳnh Lưu) có 75 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, 5 ha nuôi tôm sú quảng canh với 129 hộ nuôi. Xã cũng đã quy hoạch vùng nuôi an toàn sinh học với 3 tổ cộng đồng nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích mặt nước 37,5ha. Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch nuôi tôm, hạn chế thấp nhất rủi ro cho nông dân, ngay từ đầu năm 2015, xã đã tập trung chỉ đạo bà con tiến hành nạo vét lại ao đầm, xử lý môi trường nước, mầm bệnh.
Nuôi tôm nước lợ hiện vẫn mang tính tự phát trong khi hàng loạt các vấn đề phục vụ sản xuất chưa đáp ứng kịp, cùng với đó là thời tiết diễn biến khó lường đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng nuôi tôm. Từ mô hình nuôi tôm VieGAP, hiện các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đã có những nhận thức cơ bản về việc nuôi theo hướng an toàn sinh học. Đặc biệt là công tác xử lý ao đầm trước khi thả giống và cách chọn giống...
Chính vì vậy, việc áp dụng quy trình nuôi tôm an toàn sinh học theo VietGAP được xem là giải pháp đảm bảo cho nghề nuôi tôm phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi đến cánh đồng của HTX Nuôi trồng thủy sản Hải Minh (Thạch Trung – TP Hà Tĩnh) đúng vào lúc bà con nông dân đang vận chuyển tôm lên chiếc xe đông lạnh đang chờ sẵn trên bờ...

Nhằm thực hiện Quyết định số 4320/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015, với mục tiêu: tiếp tục nâng cao chất lượng con giống phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới

Thời tiết mưa, nắng thất thường trong những ngày qua là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của nhiều loại dịch bệnh trên các vườn cây cao su, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh rụng lá mùa mưa (Corynespora). Công tác phòng chống loại dịch bệnh này tại các địa phương cũng đang gặp nhiều khó khăn do thời tiết mưa nhiều và kéo dài trong ngày.

Những ngày qua, người trồng mít ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và các địa phương lân cận lao đao vì giá bán mít xuống thấp so với từ trước đến nay. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do tin đồn thất thiệt về việc nhà vườn thu hoạch mít non xử lí thuốc cho mau chín bán ra thị trường.

Được hình thành và phát triển cách đây hơn 4 năm, đến nay công tác xây dựng và quản lý hoạt động của các tổ quản lý cộng đồng (QLCĐ) trong nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi của TX Sông Cầu (Phú Yên) vẫn không ngừng phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả bằng những hình thức hoạt động mới hơn, sáng tạo hơn nhằm thu hút bà con ngư dân ở những vùng nuôi thủy sản