Nghệ An Hội Thảo Kết Quả Mô Hình Nuôi Thương Phẩm Cá Chạch Quế

Ngày 20/9/2014, tại Trung tâm Giống thủy sản Yên Lý (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An tổ chức Hội thảo mô hình nuôi thương phẩm cá chạch quế, nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình, đồng thời bàn giải pháp nhân rộng mô hình nuôi thương phẩm cá chạch quế trên địa bàn tỉnh.
Tham dự Hội thảo có ông Trần Hữu Tiến - PGĐ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, ông Trần Xuân Học - Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Nghệ An, ông Phan Tiến Chương - Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An và đại diện Phòng nông nghiệp, Trạm Khuyến nông các huyện, thành thị, các hộ dân có tiềm năng nuôi thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh.
Tại hội thảo, đại biểu được nghe báo cáo kết quả xây dựng mô hình, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nuôi cá chạch quế. Hội thảo tập trung thảo luận các vấn đề cơ bản như: Con giống, thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học, chuẩn bị ao nuôi, thả giống, chăm sóc quản lý, theo dõi tăng trưởng, phòng và trị bệnh cho cá.
Theo báo cáo kết quả của Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An, mô hình nuôi cá chạch quế có quy mô 2.000 m2, được triển khai thực hiện tại xã Yên Lý, huyện Diễn Châu. Mật độ thả 90 con/m2, kích cỡ giống thả 0,5 g/con (2.000 con/kg). Sau thời gian 5 tháng nuôi, tỷ lệ sống của cá đạt 60%, kích cỡ thu hoạch bình quân 35 con/kg; Sản lượng thu hoạch đạt 3.100 kg chạch thương phẩm;
Năng suất đạt 15,5 tấn/ha/vụ; Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR = 1,9. Theo đánh giá, cá chạch quế có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, tỷ lệ sống cao, ít bị bệnh, năng suất cao, thích nghi tốt trong điều kiện sinh thái tại Nghệ An, là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao cần được nhân rộng trên địa bàn.
Hội thảo kết quả mô hình nuôi thương phẩm cá chạch quế lần này là tiền đề cho cán bộ kỹ thuật cơ sở, các hộ nắm bắt kinh nghiệm, kỹ thuật và trang bị kiến thức, chuẩn các bị điều kiện để triển khai mô hình này trên toàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Theo phản ánh của người dân trồng mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, những ngày gần đây, thương lái mua mía cho rằng các nhà máy đường sẽ tiếp tục giảm giá thu mua mía thêm 30 đồng/kg và áp dụng trong vài ngày tới. Thông tin này làm cho nhiều nông dân chưa bán mía vô cùng lo lắng, bởi giá mía hiện nay đã thấp (dao động từ 680-720 đồng/kg), nếu nhà máy đường tiếp tục hạ giá thì nông dân càng lỗ nặng hơn.

Ông Phạm Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Bạch Đằng, cho biết kinh tế vườn đang trở thành lĩnh vực mũi nhọn phát triển kinh tế - xã hội của xã nông thôn mới Bạch Đằng. Nhờ bưởi Bạch Đằng được công nhận sản phẩm thương hiệu tập thể nên có đầu ra ổn định. Hiện bưởi Bạch Đằng không đủ cung ứng theo đơn đặt hàng của các đối tác.

Kinh tế xanh được xem là một trong những phương thức nhằm xóa đói giảm nghèo và cải thiện tổng thể chất lượng cuộc sống lâu dài. Đây là mục tiêu hướng tới trong chiến lược tăng trưởng kinh tế của đất nước, kể cả vùng trọng điểm nông nghiệp của quốc gia như ĐBSCL.

Về nhiệm vụ triển khai niên vụ cà phê 2014 – 2015, UBND tỉnh vẫn giữ quan điểm không tăng diện tích cà phê ngoài quy hoạch, tập trung thâm canh, tái canh nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Trong niên vụ tới, diện tích cà phê toàn tỉnh dự kiến đạt 203.000 ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh là 191.000 ha, năng suất bình quân 2,4 tấn/ha, tổng sản lượng cà phê nhân khô dự kiến đạt 450.000 tấn.

Nhằm nâng cao chất lượng đàn lợn đực giống, từng bước cải thiện chất lượng đàn lợn của tỉnh, phòng chống, hạn chế dịch bệnh tốt hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi lợn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững thì một trong những giải pháp mang tính chiến lược và quyết định là vấn đề quản lý lợn đực giống.