Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghệ An Chế Biến Sứa Ăn Liền Tại Diễn Châu

Nghệ An Chế Biến Sứa Ăn Liền Tại Diễn Châu
Ngày đăng: 29/07/2014

Tỉnh Nghệ An có bờ biển dài hơn 80 km, cũng nhiều tiềm năng về khai thác và chế biến thủy sản, trong đó có sứa con. Tuy nhiên, việc chế biến sản phẩm từ sứa còn nhiều hạn chế.

Các cơ sở chế biến chủ yếu phát triển theo kiểu tự phát, chỉ mới dừng lại ở công đoạn sơ chế, nên hiệu quả không cao. Mặt khác, trong quy trình sản xuất chưa xử lý tốt nước thải, ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản quanh vùng. Để nghề chế biến mang lại hiệu quả kinh tế, việc áp dụng quy trình chế biến là điều cần thiết.

Một trong số ít những cơ sở chế biến sứa ăn liền uy tín, sản phẩm làm ra đã được tiêu thụ nhiều nơi trong cả nước là Công ty cổ phần Thủy sản Vạn Phần - Diễn Châu.

Chúng tôi về xã Diễn Vạn (huyện Diễn Châu) khi trời đã quá trưa, vị mặn mòi của biển nồng nàn cả không gian. Đến thăm Xưởng chế biến của Công ty CPTS Vạn Phần - Diễn Châu khi công nhân vẫn miệt mài làm việc để kịp hàng giao cho khách vào ngày mai.

Anh Hoàng Ngọc Lân - Quản đốc phân xưởng, Chủ nhiệm Dự án “Hỗ trợ xây dựng mô hình chế biến Sứa thương phẩm ăn liền tại huyện Diễn Châu” cho biết: Chúng tôi được Sở Khoa học và Công nghệ giao thực hiện dự án chế biến sứa ăn liền từ tháng 11/2012, với tổng nguồn vốn là 1.275.680.000 đồng, trong đó, từ ngân sách sự nghiệp khoa học là 499.700.000 đồng và vốn tự có của Công ty là 775.980.000 đồng.

Đến tháng 11/2014 này, dự án sẽ kết thúc, tuy nhiên, với công ty chúng tôi, việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm vẫn sẽ tiếp tục, vì chúng tôi đã có thị trường tiêu thụ tại sác siêu thị cũng như ở các chợ trong và ngoài tỉnh.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, dự án đã tiếp nhận chuyển giao quy trình kỹ thuật chế biến và bảo quản sản phẩm sứa ăn liền của Công ty cổ phần Chế biến hải sản Nam Định - tỉnh Nam Định với quy mô 20 tấn sứa ăn liền/2 năm, cho đến nay, sau hơn 1 năm thực hiện dự án, Công ty CPTS Vạn phần - Diễn Châu đã xuất xưởng được hơn 14 tấn sản phẩm sứa ăn liền.

Một trong những yêu cầu của sản phẩm thực phẩm, là đối với sản phẩm sứa ăn liền, phải đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì thế, công ty đã chú trọng đầu tư trang thiết bị đảm bảo hiệu quả sản xuất và an toàn vệ sinh thực phẩm, bố trí khu chế biến riêng biệt với khu nhà ở, nhà làm việc. dụng cụ và máy móc đều đảm bảo đúng yêu cầu.

Chị Võ Thị Thanh - cán bộ kỹ thuật lâu năm của xưởng chế biến cho biết: Quy trình chế biến sứa ăn liền gồm 7 công đoạn, gồm: lựa chọn và sơ chế nguyên liệu; định hình; rửa, bài muối; xử lý nhiệt (chần); ngâm tẩm dung dịch (dấm ớt, tỏi, gừng); đóng gói, hút chân không và bảo quản sản phẩm. Bất cứ công đoạn sản xuất nào cũng yêu cầu thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, để sản phẩm xuất xưởng luôn đảm bảo chất lượng và an toàn đối với người sử dụng.

Nhãn mác, bao bì cũng là yếu tố quyết định giá trị sản phẩm hàng hóa. Bao bì đóng gói là túi nhựa chuyên dụng. Công ty đã thiết kế nhãn mác bao bì theo quy chuẩn, với hình thức đẹp, bắt mắt và thể hiện được đặc trưng của thương hiệu Sứa ăn liền Vạn Phần. Trên bao bì có ghi rõ ngày sản xuất và hạn sử dụng. Đặc biệt, công ty đã đầu tư mua máy hút chân không đóng gói sản phẩm sứa ăn liền, đảm bảo sản phẩm sạch, thời gian bảo quản lâu hơn và sản phẩm nguyên vẹn trong quá trình vận chuyển.

Chị Nguyễn Thị Hải Hà - một người tiêu dùng ở Thành phố Vinh cho biết, sản phẩm chế biến sứa của Công ty CPTS Vạn phần - Diễn Châu sạch, không gợn cát, màu trắng tự nhiên, lại có sự đan xem, kết hợp với màu sắc của các gia vị ớt, tỏi, gừng... Sản phẩm có mùi thơm đặc trưng của sứa và gia vị, không có mùi tanh của sứa. Khi ăn có độ giòn, mùi vị mặn ngọt được kết hợp cân đối.

Là một dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh đang được triển khai, mô hình chế biến sứa thương phẩm ăn liền của Công ty CPTS Vạn phần - Diễn Châu chú trọng hướng tới phổ biến quy trình sản xuất tới người dân. Công ty đã kết hợp với Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, kênh 16 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện chương trình Hướng nghiệp nhà nông, hướng dẫn cho bà con cách chế biến sứa ăn liền nhằm mở rộng một phương thức sản xuất, góp phần tăng việc làm và thu nhập cho người dân ven biển.


Có thể bạn quan tâm

Giá Cá Đồng Ở Mức Cao Ở Cà Mau Giá Cá Đồng Ở Mức Cao Ở Cà Mau

Nông dân trong huyện U Minh (Cà Mau) vừa kết thúc vụ thu hoạch cá đồng, giá cá ở mức cao ngay từ đầu vụ và tiếp tục tăng ở cuối vụ.

08/05/2013
Phổ Biến Biện Pháp Quản Lý Sâu Đục Trái Bưởi Ở Bến Tre Phổ Biến Biện Pháp Quản Lý Sâu Đục Trái Bưởi Ở Bến Tre

Theo thống kê, Bến Tre hiện có 718ha bưởi da xanh bị sâu đục trái tấn công, chiếm diện tích 24% so với diện tích bưởi đang cho trái, trong đó 3 huyện: Châu Thành, Mỏ Cày Bắc và Chợ Lách có diện tích bị thiệt hại nhiều nhất.

08/05/2013
Thí Điểm “Ruộng Lúa Bờ Hoa” Ở Tháp Mười (Đồng Tháp) Thí Điểm “Ruộng Lúa Bờ Hoa” Ở Tháp Mười (Đồng Tháp)

Trạm bảo vệ thực vật huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) phối hợp nông dân thí điểm mô hình “Ruộng lúa bờ hoa” với diện tích hơn 2ha. Các loài hoa được trồng chủ yếu là hoa có màu sắc sặc sỡ, có nhiều phấn hoa để thu hút thiên địch như: cúc Đà Lạt, hoa dừa cạn, sao nhái, hướng dương, bông trang, mè, đậu bắp,...

09/05/2013
Cuộc Sống Khá Lên Nhờ Trồng Chanh Bông Tím Cuộc Sống Khá Lên Nhờ Trồng Chanh Bông Tím

Cây chanh bông tím đã bén rễ cả chục năm nay trên đất Nhị Bình (Châu Thành - Tiền Giang) với diện tích vài chục ha. Người trồng ít một vài công đất, nhiều nhất cũng khoảng 7 - 8 công. Nhờ cây chanh bông tím mang lại lợi nhuận cao, giúp một số hộ dân thoát nghèo và tiến dần lên khá. Trong số này có anh Phạm Hoàng Minh (ấp Đông A).

09/05/2013
Khá Giả Nhờ Nuôi Chim Cút Khá Giả Nhờ Nuôi Chim Cút

Trong những năm gần đây xã Quảng Minh (Hải Hà - Quảng Ninh) đang có sự bứt phá mạnh mẽ về phát triển kinh tế - xã hội, từ những mô hình kinh tế điển hình của các hộ dân trong xã mở ra hướng đi mới để thoát nghèo, trong đó có gia đình anh Đào Văn Thắm ở thôn 4.

09/05/2013