Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngành Thuỷ Sản Tập Trung Lĩnh Vực Nuôi Trồng

Ngành Thuỷ Sản Tập Trung Lĩnh Vực Nuôi Trồng
Ngày đăng: 24/03/2014

Từ năm 1990 đến nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng gấp 2, còn sản lượng tăng hơn 3 lần. Đây sẽ là mục tiêu được ngành Thuỷ sản ưu tiên phát triển trong thời gian tới.

Thông tin trên được ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NNPTNT) chia sẻ nhân dịp 55 truyền thống ngành Thuỷ sản tổ chức ngày 20/3.

Từ những năm 1990, ngành Thuỷ sản đã tập trung đổi mới phương thức quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm. Từ đó, ngành hàng thuỷ sản của Việt Nam đã tiếp cận và từng bước đáp ứng những đòi hỏi cao nhất về lĩnh vực này trên thị trường thế giới.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản lượng thuỷ sản năm 1990 đạt khoảng trên 1 triệu tấn và đến nay đã lên gần 6 triệu tấn. Trong đó, sản lượng khai thác tăng từ hơn 780.000 tấn lên 2,7 triệu tấn; sản lượng nuôi trồng từ 240.000 tấn đã lên tới hơn 3 triệu tấn.

Ông Tuấn cho biết trước đây, nuôi trồng thuỷ sản được xác định như một nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực-thực phẩm nội địa. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngành, hiện thuỷ sản đã trở thành một loại hàng hoá có giá trị và hội nhập thương mại quốc tế.

Định hướng trong thời gian tới, ngành Thuỷ sản sẽ tập trung phát triển mảng nuôi trồng thuỷ sản, tạo bước đột phá thực sự để đáp ứng được những yêu cầu của các thị trường lớn.

Lãnh đạo Tổng cục Thuỷ sản cũng chia sẻ định hướng phát triển về hai loại vật nuôi đang có giá trị kinh tế cao hiện nay là tôm và cá tra.

Đối với tôm, sẽ phát triển tôm thẻ nhiều hơn tôm sú, còn với cá tra trong thời gian tới sẽ không tăng diện tích nuôi trồng.

Lý giải về việc ổn định diện tích nuôi cá tra, ông Tuấn cho biết, để thực sự đáp ứng được nhu cầu các thị trường nhập khẩu trên thế giới, về lâu về dài vẫn phải nâng cao chất lượng cá tra hiện nay.

Tổng cục Thuỷ sản đang xây dựng dự thảo nghị định về việc sản xuất và xuất khẩu cá tra, sẽ hướng các cơ sở nuôi cá tra vào khuôn khổ việc áp dụng tiêu chuẩn VietGap.

Định hướng về giá trị xuất khẩu đến năm 2020 của ngành Thuỷ sản phấn đấu đạt kim ngạch khoảng 11 tỉ USD, trong đó riêng mảng nuôi trồng phải đạt giá trị xuất khẩu khoảng 5,5 tỉ USD.


Có thể bạn quan tâm

Khá Lên Từ Nuôi Ếch Khá Lên Từ Nuôi Ếch

Về ấp 2, xã Đạo Thạnh TP. Mỹ Tho (Tiền Giang), hỏi "Trại ếch giống Bảy Có" của chú Phan Văn Có, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi ếch, ai cũng biết. Chú Có là người tiên phong trong mô hình sản xuất ếch giống và nuôi ếch thương phẩm với lợi nhuận mỗi năm từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.

23/08/2013
Nâng Cao Chất Lượng Đàn Trâu Nâng Cao Chất Lượng Đàn Trâu

Hàm Yên (Tuyên Quang) là huyện có nhiều điều kiện để phát triển chăn nuôi trâu bò, đặc biệt là phát triển chăn nuôi trâu ngố. Nhiều năm nay việc phát triển chăn nuôi trâu ở Hàm Yên không chỉ lấy sức kéo, mà còn tạo nên hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ gia đình.

23/08/2013
Nông Dân Phan Văn Hòa Và Giống Lúa Quý Nông Dân Phan Văn Hòa Và Giống Lúa Quý

Tin nông dân Phan Văn Hòa tạo được giống lúa thảo dược VH1màu tím lan truyền khắp cả nước. Báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức giao lưu trực tuyến về giống lúa tím VH1và mời “chủ nhân” của bộ giống mới này tham gia. Tiếp sau đó, ông Hòa liên tục bận rộn bởi những cuộc làm việc, trao đổi, ký kết các hợp đồng, chương trình phối hợp chuyển giao kỹ thuật, cung cấp giống lúa mới này đến nhiều địa phương trong cả nước...

23/08/2013
Nhà Vườn Vẫn Mê GAP Nhà Vườn Vẫn Mê GAP

Dù chứng nhận GlobalGAP (GAP- tiêu chuẩn toàn cầu an toàn sản phẩm và truy nguyên nguồn gốc) hết hạn hơn 3 năm qua, nhưng theo một khảo sát mới đây của Hợp tác xã (HTX) Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa (Bình Minh, Vĩnh Long), có ít nhất 5/14 xã viên vẫn còn duy trì sản xuất theo mô hình này.

23/08/2013
Dinh Dưỡng Phù Hợp Cho Lúa Thơm Dinh Dưỡng Phù Hợp Cho Lúa Thơm

Khi bón phân cho lúa thơm, bà con đặc biệt chú ý không bón thừa phân đạm. Nguyên tắc bón theo nhu cầu của cây lúa vào các thời điểm sinh trưởng.

23/08/2013