Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngành Mía Đường Cung Vượt Cầu 100.000 Tấn

Ngành Mía Đường Cung Vượt Cầu 100.000 Tấn
Ngày đăng: 29/07/2013

Ngày 25-7, đại diện các nhà máy đường trong cả nước tham dự hội nghị tổng kết vụ sản xuất mía đường 2012 - 2013 tại Hậu Giang. So với một số mặt hàng nông sản khác, ngành mía đường có độ ổn định nhiều hơn trong 3 năm qua.

Trong đó, nổi lên hơn 93% diện tích vùng sản xuất mía nguyên liệu cả nước được các nhà máy ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm. Đặc biệt, một số đơn vị đã có chính sách hỗ trợ để phát triển vùng nguyên liệu.

Điển hình là Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ đã đỡ đầu, khuyến khích xây dựng CLB sản xuất mía giỏi, đạt năng suất 200 tấn/ha (cao gấp 3 lần năng suất bình quân cả nước) với 100 thành viên tham gia.

Theo Bộ NN-PTNT, niên vụ 2012 - 2013, với 40 nhà máy đường hoạt động, tổng công suất là 134.200 tấn/ngày đã ép 16,6 triệu tấn mía, sản xuất được 1,53 triệu tấn đường. Theo đó, lượng mía ép công nghiệp tăng 2,1 triệu tấn, sản lượng đường tăng 224.000 tấn. Tuy nhiên, hiện nay ngành đường vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn.

Nổi lên là tỷ lệ mía thu hoạch xong không được đưa vào chế biến ngay vẫn còn rất lớn. Tình trạng đối phó với lũ bằng giải pháp thu hoạch mía sớm gây tổn thất lớn cho nông dân Hậu Giang được cảnh báo nhiều lần nhưng chưa được khắc phục.

Vấn đề cơ giới hóa thu hoạch mía chậm được nghiên cứu áp dụng (nhất là khu vực ĐBSCL) sẽ còn tiếp tục gây khó cho nông dân trồng mía và sức sản xuất, khả năng cạnh tranh của ngành đường Việt Nam so với các nước trong khu vực.

Điều đáng lo ngại là nguồn cung đang vượt cầu khoảng 100.000 tấn đường trước khi vào vụ mía tới, đây là một áp lực rất lớn. Hiệp hội Mía đường Việt Nam kiến nghị Chính phủ cần có cơ chế về xuất khẩu đường linh động. Các ngành chức năng có giải pháp ngăn chặn hiệu quả tình trạng buôn lậu đường và gian lận thương mại.

Vấn đề lợi ích nhóm trong việc nhập khẩu đường, tạm nhập tái xuất… cần làm rõ và ngăn chặn kịp thời để tránh các thành phần kinh tế lợi dụng, trục lợi.


Có thể bạn quan tâm

4 nhiệm vụ cho nông nghiệp giai đoạn mới 4 nhiệm vụ cho nông nghiệp giai đoạn mới

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống của ngành NN & PTNT và Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ IV ngành nông nghiệp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nêu 4 nhiệm vụ quan trọng về chiến lược phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn mới.

18/11/2015
Xã miền núi có 41 tỷ phú Xã miền núi có 41 tỷ phú

Phù Lưu là xã miền núi của huyện Hàm Yên (Tuyên Quang), trong đó đồng bào DTTS chiếm 86% với 8 dân tộc sinh sống. Năm 2014, tổng thu nhập từ cam của xã đạt gần 1.100 tỷ đồng, nhiều hộ thu nhập 1 - 2 tỷ đồng/năm.

18/11/2015
Xử lý nghiêm các vi phạm về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi Xử lý nghiêm các vi phạm về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

Tại Hội nghị trực tuyến triển khai đợt cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng trong thời gian tới cần phải xử lý được các vấn đề nổi cộm đang gây bức xúc trong nhân dân, nhất là vấn đề chất cấm, kháng sinh và bảo vệ thực vật.

18/11/2015
Tôn vinh 100 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu quốc gia 2015 Tôn vinh 100 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu quốc gia 2015

Sáng 17/10, tại Hà Nội, Cục Công nghiệp địa phương phối hợp với Tạp chí Công Thương tổ chức Lễ tôn vinh 100 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu quốc gia 2015.

18/11/2015
Ngành chăn nuôi Việt Nam với TPP vẫn có lộ trình để chuẩn bị Ngành chăn nuôi Việt Nam với TPP vẫn có lộ trình để chuẩn bị

Tại hội thảo “Tác động của TPP và hội nhập kinh tế tới ngành chăn nuôi Việt Nam” ông Ngô Chung Khanh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên khẳng định: “Không phải ký FTA là nhập khẩu tăng lên. Hoặc không phải cứ ký FTA là Việt Nam không xuất khẩu được.”

18/11/2015