Ngành Điều Đối Phó Với Cạnh Tranh Trung Quốc

Trung Quốc vốn dĩ là nước nhập khẩu hạt điều của Việt Nam hơn chục năm qua nhưng nay lại quay sang chế biến xuất khẩu.
Ông Đặng Hoàng Giang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam, cho biết ngành xuất khẩu hạt điều đang đối mặt với nguy cơ sụt giảm sản lượng và thiếu nguyên liệu chế biến xuất khẩu vì sức ép cạnh tranh từ Trung Quốc.
Ông Giang cho hay Trung Quốc vốn dĩ là nước nhập khẩu hạt điều của Việt Nam hơn chục năm qua nhưng nay lại quay sang chế biến xuất khẩu. Các doanh nghiệp nước này đang đầu tư xây dựng nhiều nhà máy chế biến hạt điều nhân và đóng gói sản phẩm chế biến sâu xuất khẩu ở đảo Hải Nam và ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
Không chỉ cạnh tranh thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp Trung Quốc còn cạnh tranh ở thị trường nhập khẩu nguyên liệu, họ sẵn sàng mua giá cao hơn các nước nhập khẩu khác như Việt Nam, Ấn Độ để thu mua lượng lớn điều thô từ châu Phi về chế biến xuất khẩu.
Theo ông Giang, hiện nay Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của ngành điều Việt Nam, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hiệp hội đã chỉ đạo các doanh nghiệp nước ta giảm dần sự lệ thuộc, tập trung vào chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Đẩy mạnh khai thác vào những thị trường có tính ổn định cao như Mỹ, châu Âu.
Có thể bạn quan tâm

Một đêm theo tàu ra biển đánh bắt cá cơm, chúng tôi chứng kiến những vất vả và sự bấp bênh bám nghề của các ngư dân...

Với 42,5km bờ biển và 3 cửa lạch lớn: Hà Nẫm, Lạch Bạng, Lạch Ghép nên hoạt động khai thác hải sản trên biển lẫn nuôi trồng nước lợ của Tĩnh Gia khá phát triển.
Phát huy thế mạnh giống gà Móng quý hiếm bản địa, bác Trần Xuân Xưởng ở Tiên Phong, huyện Duy Tiên, Hà Nam có thâm niên mấy chục năm nay nuôi giống gà này để phát triển kinh tế gia đình.

Làng Nha, phường Long Biên, quận Long Biên (Hà Nội) có anh Nguyễn Văn Tiến, được dân trong làng gọi là Tiến “trâu”. Không phải anh khỏe như như trâu mà vì hiện anh là chủ sở hữu của một đàn 300 con trâu.

Mô hình nuôi chồn mướp của ông Nguyễn Văn Đấu ở ấp Ông Định, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau mỗi năm thu lãi trên 250 triệu đồng từ tiền bán chồn thịt và chồn mướp con.