Ngành Điều Đối Phó Với Cạnh Tranh Trung Quốc

Trung Quốc vốn dĩ là nước nhập khẩu hạt điều của Việt Nam hơn chục năm qua nhưng nay lại quay sang chế biến xuất khẩu.
Ông Đặng Hoàng Giang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam, cho biết ngành xuất khẩu hạt điều đang đối mặt với nguy cơ sụt giảm sản lượng và thiếu nguyên liệu chế biến xuất khẩu vì sức ép cạnh tranh từ Trung Quốc.
Ông Giang cho hay Trung Quốc vốn dĩ là nước nhập khẩu hạt điều của Việt Nam hơn chục năm qua nhưng nay lại quay sang chế biến xuất khẩu. Các doanh nghiệp nước này đang đầu tư xây dựng nhiều nhà máy chế biến hạt điều nhân và đóng gói sản phẩm chế biến sâu xuất khẩu ở đảo Hải Nam và ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
Không chỉ cạnh tranh thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp Trung Quốc còn cạnh tranh ở thị trường nhập khẩu nguyên liệu, họ sẵn sàng mua giá cao hơn các nước nhập khẩu khác như Việt Nam, Ấn Độ để thu mua lượng lớn điều thô từ châu Phi về chế biến xuất khẩu.
Theo ông Giang, hiện nay Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của ngành điều Việt Nam, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hiệp hội đã chỉ đạo các doanh nghiệp nước ta giảm dần sự lệ thuộc, tập trung vào chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Đẩy mạnh khai thác vào những thị trường có tính ổn định cao như Mỹ, châu Âu.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, thời tiết đang ở đỉnh điểm của nắng nóng, trên cánh đồng Mường Thanh, bà con nông dân cũng vào vụ thu hoạch lúa đông xuân 2013 - 2014. Trên khắp nẻo đường các xã của vùng lòng chảo huyện Điện Biên rộn rã tiếng người, tiếng máy.

Trước những khó khăn đó thì con lươn vẫn là đối tượng thủy sản được người dân quan tâm, đầu tư nuôi do có nhiều ưu điểm so với các đối tượng thuỷ sản khác như thịt ngon và giàu chất dinh dưỡng (đạm: 18,6%; chất béo 9,1%), giá bán cao, đầu ra ổn định. Hiện nay, trên địa bàn thị xã Tân Châu (An Giang) con lươn vẫn đang là đối tượng được nuôi chủ lực.

Nhờ “tiếng lành đồn xa” về kết quả thực hiện công tác uỷ thác vay vốn ưu đãi của NHCSXH qua các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn phóng viên báo, đài chúng tôi đã có chuyến đi thu thập tài liệu, viết bài cho đề tài này ở huyện Ba Vì nơi có núi Tản, sông Đà đẹp như tranh vẽ, nằm cách trung tâm Hà Nội chừng 70km về phía Tây.

Nguyên nhân ớt rớt giá là do thương lái Trung Quốc ngừng thu mua. Theo thống kê, phía Đông tỉnh Gia Lai hiện có gần 3.000ha ớt. Nếu như mọi năm, mỗi ha ớt nông dân lãi khoảng trên 20 triệu đồng, thì năm nay không đủ chi phí để thu hoạch. Như vậy, tại tỉnh Gia Lai, sau vụ dưa hấu và rau sau Tết Nguyên đán 2014, đến nay nông dân tiếp tục mất hàng chục tỷ đồng do ớt rớt giá.

Tại đồng bằng sông Cửu Long, giá thu mua cá tra nguyên liệu đang tăng nhẹ, dao động từ 24.500 đến 25.500 đồng/kg (cao hơn so với cùng kỳ năm 2013 từ 2.900 đến 3.600 đồng/kg). Với mức giá này, người nuôi bắt đầu có lãi.