Ngành Điều Đối Phó Với Cạnh Tranh Trung Quốc

Trung Quốc vốn dĩ là nước nhập khẩu hạt điều của Việt Nam hơn chục năm qua nhưng nay lại quay sang chế biến xuất khẩu.
Ông Đặng Hoàng Giang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam, cho biết ngành xuất khẩu hạt điều đang đối mặt với nguy cơ sụt giảm sản lượng và thiếu nguyên liệu chế biến xuất khẩu vì sức ép cạnh tranh từ Trung Quốc.
Ông Giang cho hay Trung Quốc vốn dĩ là nước nhập khẩu hạt điều của Việt Nam hơn chục năm qua nhưng nay lại quay sang chế biến xuất khẩu. Các doanh nghiệp nước này đang đầu tư xây dựng nhiều nhà máy chế biến hạt điều nhân và đóng gói sản phẩm chế biến sâu xuất khẩu ở đảo Hải Nam và ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
Không chỉ cạnh tranh thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp Trung Quốc còn cạnh tranh ở thị trường nhập khẩu nguyên liệu, họ sẵn sàng mua giá cao hơn các nước nhập khẩu khác như Việt Nam, Ấn Độ để thu mua lượng lớn điều thô từ châu Phi về chế biến xuất khẩu.
Theo ông Giang, hiện nay Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của ngành điều Việt Nam, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hiệp hội đã chỉ đạo các doanh nghiệp nước ta giảm dần sự lệ thuộc, tập trung vào chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Đẩy mạnh khai thác vào những thị trường có tính ổn định cao như Mỹ, châu Âu.
Có thể bạn quan tâm

Xã Ia Bă từ lâu được xem là mảnh đất có nhiều tiềm năng trong việc nuôi cá nước ngọt theo hình thức quảng canh của huyện Ia Grai. Thời gian gần đây, mô hình này đang được Hội Nông dân địa phương dành nhiều sự quan tâm, nhằm giúp bà con tiếp tục sản xuất hiệu quả, ổn định cuộc sống.

Cua da to gấp nhiều lần cua thường, hai bên càng có lớp lông như rêu bám. Sau khi lột xác, cua mới đạt kích thước lớn và có mai khá đặc, có con nặng tới 3 lạng. Người dân nơi đây thường đánh bắt bằng lưới bát quái (lưới hình chữ nhật, dài khoảng 5m, rộng khoảng 30cm, ở giữa có các khung sắt đặt cách nhau chừng 40cm để cố định lưới thành đường ống dài).

Nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) có bước phát triển khá. Với mục tiêu trong năm 2014, huyện phát triển 2.100ha, đến nay toàn huyện có tổng diện tích nuôi thủy sản là 2.165,7ha, đạt 103% so kế hoạch, so năm 2013 tăng 149,7ha.

Năm 2014, thời tiết thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản nên ngư dân trong tỉnh Quảng Trị đã tích cực bám biển, đặc biệt là tham gia khai thác ở các vùng biển xa nên sản lượng khai thác thủy sản cả năm ước đạt 19.500 tấn, bằng 108,5% kế hoạch, trong đó khai thác biển 18.100 tấn; khai thác sông, đầm, nội đồng khoảng 1.400 tấn.

Liên kết theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng đang là yêu cầu cần thiết để bảo đảm cung ứng ra thị trường sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chú trọng đẩy mạnh phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.