Ngân Hàng Ghẹ Cách Thức Bảo Vệ Nguồn Lợi Biển Ở Phú Quốc

Ngư dân được vay vốn và chỉ phải trả lãi hàng tháng bằng… những con ghẹ trứng. Đó là mô hình ngân hàng ghẹ đang phát huy nhiều ưu điểm tại Phú Quốc.
Bảo vệ những con ghẹ trứng, tiếp tục cho chúng sinh sản để giữ nguồn lợi biển một cách bền vững, là mục tiêu của mô hình ngân hàng ghẹ đang được triển khai tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Sau mỗi chuyến đi thả lưới đêm, chị Nguyễn Ngọc Hương lại bớt chút thời gian để ghé qua nhà ông Bùi Ngọc Huân, Tổ trưởng Tổ Ngân hàng ghẹ tại Hàm Ninh, Phú Quốc để nộp phần lãi vay “đặc biệt” - những con ghẹ trứng.
Vay vốn từ ngân hàng này được ba triệu đồng, chị Hương đầu tư hết vào mua lưới để mở rộng việc khai thác. Lãi hàng tháng không phải trả bằng tiền mà là… năm con ghẹ trứng. Ba năm tham gia mô hình này, chưa bao giờ gia đình chị Hương không nộp đủ và đúng hạn.
Sau khi nhận phần lãi đặc biệt đó, ông Huân lại mang những con ghẹ trứng ra khu lồng của ngân hàng ghẹ để thả nuôi. Sau khi làm nhiệm vụ sinh sản xong, chúng sẽ được ngân hàng nuôi tiếp cho chắc thịt rồi đem bán. Còn những con ghẹ con sẽ được thả ra môi trường tự nhiên để tự sinh tồn.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ với lối đi cuối nhà ngang 1,5m, dài 5m, anh Phạm Thanh Tòng (phường Phước Long A, quận 9) đã che chắn thành khu nuôi cá đĩa với 20 hồ kiếng.

Anh Trần Văn Thiện Tận dụng diện tích đất nông nghiệp chiêm trũng mạnh dạn đầu tư cấy sen - nuôi vịt đẻ trứng với quy mô nghìn con, đem lại thu nhập gần nửa tỷ

Tại Sóc Trăng, mô hình nuôi cá trê theo hình thức công nghiệp và nuôi tự nhiên kết hợp nuôi công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao.

Anh Lương Tuấn Đại (dân tộc Tày) ở thôn 4 Thuốc Hạ, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang xây dựng được mô hình trồng cam với thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi năm.

Với diện tích 700m2 vườn, nông dân trẻ Tạ Công Soái (SN 1982, ở thôn Đồng Nhân, xã Đông La, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã có doanh thu cả tỷ đồng mỗi năm.