Ngân Hàng Ghẹ Cách Thức Bảo Vệ Nguồn Lợi Biển Ở Phú Quốc

Ngư dân được vay vốn và chỉ phải trả lãi hàng tháng bằng… những con ghẹ trứng. Đó là mô hình ngân hàng ghẹ đang phát huy nhiều ưu điểm tại Phú Quốc.
Bảo vệ những con ghẹ trứng, tiếp tục cho chúng sinh sản để giữ nguồn lợi biển một cách bền vững, là mục tiêu của mô hình ngân hàng ghẹ đang được triển khai tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Sau mỗi chuyến đi thả lưới đêm, chị Nguyễn Ngọc Hương lại bớt chút thời gian để ghé qua nhà ông Bùi Ngọc Huân, Tổ trưởng Tổ Ngân hàng ghẹ tại Hàm Ninh, Phú Quốc để nộp phần lãi vay “đặc biệt” - những con ghẹ trứng.
Vay vốn từ ngân hàng này được ba triệu đồng, chị Hương đầu tư hết vào mua lưới để mở rộng việc khai thác. Lãi hàng tháng không phải trả bằng tiền mà là… năm con ghẹ trứng. Ba năm tham gia mô hình này, chưa bao giờ gia đình chị Hương không nộp đủ và đúng hạn.
Sau khi nhận phần lãi đặc biệt đó, ông Huân lại mang những con ghẹ trứng ra khu lồng của ngân hàng ghẹ để thả nuôi. Sau khi làm nhiệm vụ sinh sản xong, chúng sẽ được ngân hàng nuôi tiếp cho chắc thịt rồi đem bán. Còn những con ghẹ con sẽ được thả ra môi trường tự nhiên để tự sinh tồn.
Có thể bạn quan tâm

Vụ Đông Xuân 2014-2015, nông dân An Giang xuống giống 238.261ha, hiện đã thu họach gần 40% diện tích, với năng suất bình quân đạt 6,7 tấn/ha, khả năng đạt sản lượng trên 2 triệu tấn, như vậy sản lượng thu mua tạm trữ chỉ chiếm hơn 10% tổng sản lượng lúa Đông Xuân 2014-2015.

Huyện Cái Bè nằm ở phía đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang) có diện tích lớn nhất trồng xoài lớn nhất với trên 3.300ha. Đây cũng là quê hương của giống xoài cát Hòa Lộc nổi tiếng cả nước với chất lượng vượt trội, được ưa chuộng ở thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Đáng chú ý hơn, Trung Quốc - thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, sẽ kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu theo hình thức qua biên giới và tăng cường nhập khẩu gạo theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung giá thấp nên xuất khẩu gạo 2015 sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

Còn trấu có thể được ép thành viên, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... để làm chất đốt cho các lò sấy, lò hơi, hay chất độn chuồng trong chăn nuôi, với giá bán khoảng 500 đồng/kg. Sản phẩm cám gạo cũng được tận dụng để sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm, xà phòng, hoặc chế biến thành thức ăn chăn nuôi.

Nhiều thương lái và doanh nghiệp cho biết không đủ lực để mua trực tiếp lúa của nông dân, nhất là trong bối cảnh diện tích lúa manh mún với nhiều giống lúa khác nhau, nên phải thông qua “cò” lúa để nắm bắt thông tin chính xác, giảm chi phí.