Ngăn Dịch Bệnh Bùng Phát Mùa Đông Xuân

Bộ Y tế đề nghị các địa phương có kế hoạch cụ thể triển khai các biện pháp phù hợp nhằm ngăn chặn sự phát sinh và bùng phát của dịch bệnh trong mùa Đông Xuân, đặc biệt đối với dịch cúm A/H5N1, cúm A/H5N6.
Thông báo của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa cho biết, hiện nay dịch cúm A/H5N1 đang xảy ra trên đàn gia cầm tại 3 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long; dịch cúm A/H5N6 cũng đang xảy ra trên đàn chim cút tại xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, dịch cúm gia cầm xuất hiện tại các địa phương trên trong hoàn cảnh dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi sắp tới, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân sẽ tăng cao. Điều này sẽ làm gia tăng việc buôn bán, vận chuyển và giết mổ gia cầm không đảm bảo.
Bên cạnh đó, thời tiết mùa Đông Xuân tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa và ngộ độc thực phẩm phát sinh và phát triển.
Chính vì vậy, để chủ động phòng chống dịch bệnh cúm và dịch bệnh khác trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị các tỉnh, thành phố phòng chống dịch bệnh, có kế hoạch cụ thể triển khai các biện pháp phù hợp nhằm ngăn chặn sự phát sinh và bùng phát của dịch bệnh trong mùa Đông Xuân, đặc biệt đối với dịch cúm A/H5N1, cúm A/H5N6.
“Cần chú ý đối với các địa bàn có nguy cơ cao, ổ dịch cũ, các huyện, xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có những hạn chế về tiếp cận dịch vụ y tế. Việc theo dõi, giám sát diễn biến của chủng virus cần được thực hiện chặt chẽ, ứng phó kịp thời khi dịch bùng phát trên gia cầm”, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Đồng thời, các địa phương cần chỉ đạo Sở Y tế tăng cường các hoạt động giám sát tại cộng đồng và tại cửa khẩu, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch xâm nhập, lây lan ra diện rộng; tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế, hạn chế thấp nhất tử vong. Chuẩn bị đầy đủ hóa chất khử khuẩn, vật tư, trang thiết bị và nhân lực để sẵn sàng hỗ trợ, triển khai các hoạt động chống dịch kịp thời.
Bên cạnh đó, phối hợp với các đơn vị liên quan để tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; tổ chức trực dịch 24/24 giờ trong các ngày nghỉ lễ, Tết để theo dõi, nắm bắt tình hình dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, chỉ đạo các đơn vị trực và báo cáo tình hình dịch bệnh theo đúng quy định.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp thông báo kịp thời tình hình dịch cúm gia cầm cho ngành Y tế để phối hợp giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc cúm A/H5N6 ở người.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) thả nuôi 750ha thủy sản, trong đó 430ha cá ruộng. Hầu hết diện tích thả nuôi đều trúng mùa, được giá. Nhưng vui nhất là những hộ nuôi tôm càng xanh toàn đực và nuôi ghép các loại cá “đen” trên ruộng lúa. Đây là mô hình mới ở tỉnh Hậu Giang sẽ được nhân rộng theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

Tháng 7-2013, anh Đặng Văn Phụng ở ấp Rạch Gừa - xã Phú Long (Bình Đại - Bến Tre) được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chọn làm thí điểm thực hiện mô hình nuôi ếch trong vèo kết hợp với nuôi cá trê và cá điêu hồng dưới ao.

UBND huyện Long Mỹ (Hậu Giang) vừa tổ chức Lễ khởi công dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 1 tại ấp 9, xã Thuận Hưng. Ông Nguyễn Thành Nhơn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đến dự và thực hiện nghi thức động thổ dự án.

Lực lượng chức năng huyện Núi Thành (Quảng Nam) vừa tổ chức đợt kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính 23 hộ với 26 ao nuôi tôm thẻ chân trắng trái phép trên địa bàn xã Tam Tiến.

Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Hồng Phong (64 tuổi - xã Giao Thạnh - Thạnh Phú - Bến Tre). Ông Phong đã nhiều năm điêu đứng vì nghề nuôi tôm sú thâm canh, và nay đang hy vọng vào con tôm thẻ chân trắng.