Làm giàu từ trồng dưa leo xen canh

Gia đình chị Hà Thị Yến ở ấp 3, thị trấn Chơn Thành, là hộ đầu tiên trồng loại cây này.
Đầu tháng 3-2015, sau khi thanh lý 2 ha cao su già cỗi, chị đầu tư trồng bưởi da xanh.
Thời gian bưởi sinh trưởng, phát triển, chị trồng xen dưa leo.
Chị Yến cho biết: “Dưa leo rất dễ trồng, hợp với thổ nhưỡng ở đây, năng suất cao và tiêu thụ khá thuận lợi.
Một vụ dưa leo kéo dài 2 tháng, sau trồng 1 tháng thì cho thu hoạch”.
Theo kinh nghiệm của chị Yến, dưa leo phải thu hoạch đúng thời điểm, nếu để trái quá già thương lái sẽ không mua.
2 ha dưa leo của chị mỗi ngày thu trung bình 1,5 tấn, thương lái đến tận nhà mua với giá 6.000 đồng/kg.
Trung bình một vụ dưa leo thu hoạch liên tục trong 1 tháng được 45 tấn, trừ chi phí gia đình chị Yến lãi 200 triệu đồng.
Tương tự, hộ ông Nguyễn Văn Phương ở ấp 2, sau khi thanh lý 1,5 ha cao su để chờ tái canh vào mùa mưa đã đầu tư mua cọc tre, dây kẽm và lưới làm giàn trồng dưa leo, với vốn ban đầu hơn 30 triệu đồng.
Vụ dưa leo vừa thu hoạch, gia đình ông trúng lớn, với 1,5 ha dưa leo cho 35 tấn trái, thu lợi nhuận 150 triệu đồng.
Theo ông Phương, trồng dưa leo thành công nhờ nắm vững kỹ thuật, bón phân cân đối, chủ động phòng, trừ sâu bệnh và gieo trồng mật độ thích hợp.
Sau mỗi vụ thu hoạch, khâu làm đất rất quan trọng, phải dọn sạch cỏ dại, cây trồng tàn dư, gom hết thân lá phơi đốt để phòng, trừ dịch bệnh về sau.
Có thể bạn quan tâm

Hiện đang mùa mưa bão, không phải là thời điểm thuận lợi cho tàu thuyền ra khơi nên chắc chắn sản lượng sẽ tăng không đáng kể. Ông Nguyễn Trung Hiếu - Trưởng Ban quản lý Cảng cá Hòn Rớ khẳng định: “Không chỉ mất mùa mà giá cá cũng thấp khiến nhiều chủ tàu lâm vào cảnh thua lỗ; một số phương tiện nằm bờ hoặc chuyển đổi sang nghề khác. Hoạt động khai thác khơi xa ngày càng gặp nhiều khó khăn”.

Cụ thể kế hoạch vụ nuôi năm 2015, diện tích nuôi là 90.000 ha, trong đó, nuôi tôm công nghiệp là 3.000 ha; tôm sú- lúa diện tích: 68.000 ha; nuôi tôm quảng canh cải tiến: trên 16 ngàn ha; tôm càng xanh - lúa diện tích: 2.000 ha. Sản lượng tôm phấn đấu đạt 56.000 tấn.

Cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc nhưng tình trạng trên vẫn không mang lại hiệu quả, thậm chí có thời điểm còn bùng phát dữ dội. Thương lái Trung Quốc còn sang tận các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để tổ chức bơm tạp chất gây bất ổn cho cả khu vực. Tình trạng này đã ảnh hưởng đến chất lượng tôm, làm mất uy tín cho thị trường xuất khẩu.

Diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản đạt 20.900ha, tăng 27%, trong đó diện tích triển khai nuôi thủy sản là 16.700ha. Tổng sản lượng thủy sản nuôi đạt 74.000 tấn, sản lượng thủy sản khai thác đạt 2.500 tấn. Sản xuất cá giống đạt hơn 1,3 tỷ con...

Theo ngư dân, năm nay tôm hùm giống xuất hiện từ sớm hơn mọi năm một tháng (giữa tháng 9 âm lịch). Thông thường, từ giữa tháng 10 âm lịch năm trước đến tháng 4, tháng 5 âm lịch năm sau mới là mùa vụ chính. Năm nay, thời tiết ở TP Quy Nhơn lạnh sớm, biển có sóng là nguyên nhân khiến tôm hùm giống xuất hiện nhiều ở vùng biển ven bờ thời gian gần đây.