Ngăn Chặn Tình Trạng Bơm Nước Vào Gia Súc

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ thịt gia súc bị bơm nước.
Thời gian qua, đã xuất hiện tình trạng sử dụng nước để bơm vào lợn sống trước khi giết mổ, nhằm tăng trọng lượng của thịt lợn sau khi giết mổ, trục lợi bất chính và gây thiệt hại về kinh tế cho người tiêu dùng. Mặt khác, việc sử dụng nước để bơm vào đường tiêu hóa của lợn hoặc gia súc trước khi giết mổ sẽ làm cho thịt dễ nhiễm vi sinh vật hoặc các chất khác từ nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Thời gian qua, Cơ quan thú y một số địa phương đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bắt giữ và xử lý nhiều trường hợp gia súc bị bơm nước trước khi giết mổ (tại Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh,…).
Để ngăn chặn tình trạng trên, Cục Thú y yêu cầu Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố cần thực hiện nghiêm việc kiểm soát vận chuyển gia súc tại nơi xuất phát. Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ gia súc bị bơm nước thì phải ngừng ngay việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển.
Truy xuất nguồn gốc nếu thịt có màu sắc bất thường
Chi cục Thú y các tỉnh chỉ đạo các trạm, chốt kiểm dịch động vật đầu mối giao thông phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia súc với mục đích để giết mổ; thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra gia súc trước khi giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc. Trường hợp phát hiện hoặc nghi ngờ gia súc bị bơm nước phải ngừng ngay việc vận chuyển, giết mổ; tổ chức nuôi nhốt cách ly để theo dõi, truy xuất nguồn gốc.
Bên cạnh đó, tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ buôn bán, tiêu thụ thịt gia súc tại các chợ, siêu thị; nếu phát hiện thịt gia súc có màu sắc bất thường cũng cần tổ chức truy xuất nguồn gốc.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Tiến, trong năm 2014, xã đã lập được 2 tổ, đội đoàn kết KTTS trên biển với hơn 10 tàu cá tham gia. Các tổ, đội này hoạt động theo quy chế thống nhất được cấp trên ban hành. Đáng mừng là ngư dân tham gia các tổ, đội đoàn kết KTTS đã phối hợp với nhau khá hiệu quả trong khai thác và tiêu thụ sản phẩm, cũng như hỗ trợ nhau trong phòng chống thiên tai, rủi ro tai nạn trên biển.

Năm 2014, diện tích tôm nuôi đạt khoảng 267.642 ha, trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp đạt trên 8.200 ha, quảng canh cải tiến 61.000 ha, sản lượng tôm nuôi ước đạt trên 155.000 tấn, tăng 11,57% so với cuối năm 2013. Tuy nhiên, trong sản xuất tiềm ẩn nhiều rủi ro, thiếu bền vững. Ðể chủ động trong sản xuất, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng cho biết, năm 2015 diện tích nuôi tôm trong tỉnh tăng trên 270.000 ha.

Nhìn chung, thị trường thủy sản tươi sống tại TP Cần Thơ đang rất đa dạng về chủng loại, tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng. Theo dự đoán của nhiều tiểu thương, giá một số loại thủy sản có xu hướng còn giảm trong thời gian tới, nhất là các loại cá nuôi do năm nay người dân phát triển nuôi nhiều.

Ngư dân Nguyễn Dương, chủ tàu cá QNg – 46814 TS, cùng với bạn chài chuyển những rổ ruốc vào bờ bán cho thương lái. Anh cho biết: “Những ngày cận Tết, ngư dân đánh bắt gần bờ như tụi tui thường trúng đậm ruốc và cá cơm. Chỉ sau một đêm, mỗi tàu kiếm được hàng chục triệu đồng. Chủ tàu thu được từ 6 -10 triệu, mỗi ngư dân đi bạn được chia trên dưới 1 triệu đồng”.

Diện tích nuôi tôm công nghiệp năm 2014 ở huyện Đầm Dơi hơn 365 ha, nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp trong huyện hơn 2.690 ha, năng suất đạt từ 5 - 7 tấn/ha, diện tích nuôi tôm quang canh cải tiến hơn 9.000 ha. Xây dựng 9 mô hình sản xuất có hiệu quả ở các xã Tân Dân, Tân Thuận, Tân Đức, Nguyễn Huân và thị trấn Đầm Dơi.