Ngăn chặn dịch lợn tai xanh từ Campuchia

Ngày 26/10, Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh có công văn yêu cầu Chi cục thú y phối hợp với các huyện, thành phố trong tỉnh, nhất là các huyện biên giới thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn, phòng chống dịch lợn tai xanh có khả năng sẽ lây lan từ Campuchia sang.
Công văn đề nghị các huyện biên giới chỉ đạo các xã, đơn vị chức năng trong huyện phối hợp với Đồn biên phòng, Hải quan, Công an, Quản lý thị trường, kiểm dịch động vật trên địa bàn, tăng cường kiểm soát chặt việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật qua lại biên giới; thường xuyên tiêu độc sát trùng phương tiện xuất, nhập cảnh; nghiêm cấm nhập lợn với mọi hình thức tại các nơi có xảy ra dịch bệnh ở Campuchia về Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Mấy, Chi cục trưởng Chi cục thú y tỉnh Tây Ninh cho biết, theo thông báo của cơ quan thú y Campuchia, hiện dịch lợn tai xanh đã xảy ra tại 4 tỉnh của nước này là: Siem Reap, Kam pong Cham, Prey Veng và Svay Rieng.
Trong đó, có 3 tỉnh Kam pong Cham, Prey Veng và Svay Rieng giáp ranh với tỉnh Tây Ninh với tỷ lệ lợn bị chết tại các ổ dịch rất cao từ 20-37%.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, đi dọc các vùng nuôi tôm công nghiệp nằm ở ven biển thuộc các xã Bạch Long, Giao Phong, Quất Lâm (Giao Thủy - Nam Định); Hải Đông, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều (Hải Hậu); Nghĩa Phúc, Nam Điền (Nghĩa Hưng)… chúng tôi bắt gặp các hộ nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, đổ ra các ao đầm miệt mài kéo tôm để kịp xuất bán cho thương lái.

Những tháng đầu năm 2015 vụ nuôi tôm nước lợ diễn ra trong bối cảnh bất lợi về thời tiết, nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn đến sớm hơn so với năm 2014, độ mặn ở nhiều nơi trên 32‰, mưa trái mùa, nguồn nước cấp bị ô nhiễm (nhiều thông số môi trường tại các điểm quan trắc đầu nguồn nước cấp đều vượt ngưỡng cho phép đặc biệt như nitrit, COD, Amonia, vibrio…) làm cho dịch bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy, đường ruột, phân trắng, vi bào tử trùng… phát triển, gây chết tôm nuôi, giảm sản lượng tôm thu hoạch và gây thiệt hại cho người nuôi.

Việc nuôi tôm cao triều ở Phú Yên trong thời gian qua đã mang lại thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên trong quá trình quản lý đất đai, một số địa phương đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất làm hồ nuôi tôm trái phép, có địa phương không kiên quyết xử lý nên diện tích lấn chiếm ngày càng tăng, diễn biến ngày càng phức tạp.

Do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh liên tục xảy ra, giá tôm giảm mạnh nhiều tháng liền. Trong khi đó, chi phí thức ăn, con giống… nuôi tôm tăng mạnh dẫn đến diện tích nuôi tôm công nghiệp ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm 2014.

Cư vào mùa này vào thời điểm thủy triều xuống ngư dân lại tìm đến nghề cào chem chép. Một ký chem chép sau khi cào xong, đóng bao bán cho các đầu nậu 1500 đồng/kg. Các đầu nậu cân lại cho các cơ sở nuôi tôm hùm, cá bóp vì chem chép sữa là thức ăn giàu dinh dưỡng cho các hải đặc sản giá trị như tôm hùm, cá mú, cá bóp...