Ngắm bưởi hồ lô hình bản đồ Việt Nam ở Hà Nội

Từ ngày 1-4.10, tại Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội (91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm) đã diễn ra hội chợ công nghệ và thiết bị Quốc tế Việt Nam Techmart 2015.
Với khẩu hiệu “Doanh nghiệp và Nông dân – Sáng tạo và Hội nhập, hội chợ thu hút hơn 600 gian hàng từ nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều người trong hội chợ là trái bưởi hồ lô hình bản đồ Việt Nam cùng 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của ông Võ Trung Thành đến từ tỉnh Hậu Giang.
Ông Thành cho biết, để tạo hình cho trái bưởi phải mất từ 4-6 tháng.
Ngoài trái bưởi hình bản đồ Việt Nam, ông Thành cũng mang đến trái bưởi có hình chữ Tài. Ông được biết đến là người đầu tiên sáng tạo ra bưởi hồ lô có tạo hình ở Việt Nam.
Ngoài ra, trong hội chợ cũng trưng bày rất nhiều loại trái cây độc và lạ. Trong ảnh là bưởi hồng đào siêu năng suất của ông Phạm Văn Dũng (Thanh Trì, Hà Nội) với số lượng quả lên đến 1.000 quả/cây.
Khoai môn Bắc Cạn với chất lượng củ to, bở và thơm hơn khoai môn trồng nơi khác. Gừng đá Bắc Cạn cũng cho chất lượng củ tốt với hương vị cay, nồng.
Mủ trôm vùng Ninh Thuận với nhiều công dụng như mát gan, đẹp da, chống lão hóa, lợi tiểu...
Rau mầm với thời gian trồng rút ngắn nhưng chất lượng an toàn.
Hội chợ còn giới thiệu đến người xem nhiều loại máy móc, thiết bị do những người nông dân tự sáng chế ra. Trong ảnh là máy tẽ hạt ngô của nông dân Chu Văn Quỳnh (Bắc Giang) với năng suất khoảng 1 tấn/4 giờ.
Xe gắn máy siêu tiết kiệm xăng của ông Nguyễn Hữu Trọng (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Chỉ với 1 lít xăng, động cơ do ông Trọng sản xuất ra có thể đi được 85-95km, tiết kiệm 40% so với xe gắn máy thường.
Chiếc máy ruôi sắn do ông Hà Kim Tới (Phú Thọ) sáng chế ra với công suất 1 tấn/1 giờ.
Máy đánh tơi rơm sau khi ủ của ông Phan Trung Đạt (Đồng Tháp) chế từ máy của xe Honda cũ lắp thêm răng xới. Chiếc máy hoạt động 1 giờ có thể bằng 1 lao động bằng tay trong vòng 1 tháng.
Máy gieo hạt của ông Phạm Hoàng Thắng (Cần Thơ) giúp gieo lúa thẳng hàng, lượng giống giảm từ 10-15kg trên 1000m2 đất.
Đặc biệt, hội chợ công nghệ và thiết bị Quốc tế Việt Nam Techmart 2015 còn có sự xuất hiện của các robot do Việt Nam sáng chế.
Trong ảnh là robot chuồn chuồn của nhà sáng chế Nguyễn Duy Linh (Thành phố Hồ Chí Minh) có chiều dài 70cm, sải cánh 70cm.
Robot được lắp camera quan sát 360 độ, dùng để làm đồ trang trí trong nhà, quán café.
Có thể bạn quan tâm

Nếu như năm 2010, giá trị thu được trên 1 ha mặt nước là 80 triệu đồng, thì năm 2013 giá trị tăng lên 126 triệu đồng/ha, trong đó cá rô phi đơn tính đã được đưa vào nuôi trồng và khẳng định hiệu quả kinh tế cao với khoảng 200 triệu đồng/ha nếu thực hiện nuôi thâm canh 2 vụ trong năm.

Để mở rộng hệ thống phân phối cho sản phẩm vải thiều, giữa tháng 6/2014, lần đầu tiên, Sở Công Thương 2 tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đã tiến hành ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác thúc đẩy tiêu thụ quả vải với 11 Sở Công Thương các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông - Tây Nam bộ.

Từ thực trạng trên, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với các hộ dân thị xã La Gi thực hiện mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm tỷ lệ tôm chết do dịch bệnh, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, giải quyết các vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái và dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Khó khăn lớn nhất để nhân rộng mô hình này là sản phẩm VietGAP vẫn được bán với mức giá “cào bằng” ngoài thị trường trong cảnh vàng thau lẫn lộn. Nhưng theo một số chủ trang trại chăn nuôi gà VietGAP, nếu tính toán tốt bài toán chi phí đầu vào thì người chăn nuôi vẫn đạt lợi nhuận khi bán sản phẩm sạch với giá rẻ.

Dự án được Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai từ tháng 5-2014 đến hết tháng 5-2015, tại các xã: Lương Phú, Kha Sơn, Tân Hòa và Bảo Lý với quy mô 1,5ha, bao gồm 11 hộ dân tham gia. Các hộ dân được hỗ trợ 60% giá giống, 30% giá thức ăn công nghiệp và tập huấn khoa học kỹ thuật về biện pháp thâm canh, vệ sinh phòng chống dịch bệnh cho cá.